Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn tiền đình sau sinh là mối lo ngại khi nhiều người bệnh vẫn chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây trầm cảm, thậm chí đột quỵ.

Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Phần lớn phụ nữ sau sinh mắc phải bệnh rối loạn tiền đình ngày càng nhiều. Việc phát hiện các triệu chứng sớm để điều trị kịp thời là điều quan trọng. Cùng Kenshin tìm hiểu về nguyên nhân rối loạn tiền đình sau sinh và cách phòng tránh.

Rối loạn tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não. Nó có vai trò xử lý thông tin liên quan đến việc kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của mắt. Các yếu tố như bệnh tật hoặc chấn thương gây làm hỏng các trung khu xử lý này, có thể dẫn đến rối loạn tiền đình..

Rối loạn tiền đình có thể được khởi phát bởi một căn bệnh tiềm ẩn như thủy đậu, dị ứng, phản ứng miễn dịch. Hay khối u lành tính hoặc thậm chí tiếp xúc với hóa chất cũng có thể gây ra rối loạn tiền đình. Bệnh có thể trở nên tiến triển nặng hơn do yếu tố di truyền hoặc môi trường, hoặc không rõ lý do.

Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 1

Căng thẳng quá mức gây rối loạn tiền đình sau sinh

Nguyên nhân rối loạn tiền đình sau sinh

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai và sau sinh do những thay đổi sinh lý trong cơ thể. Những thay đổi này bao gồm nội tiết tố, tim mạch, phổi, cơ xương hay tăng cân ảnh hưởng đến tư thế và gây phù. Một số nguyên nhân chính dưới đây gây ra rối loạn tiền đình sau sinh.

Mất máu quá nhiều

Đây thường là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiền đình. Mất quá nhiều máu sau sinh dẫn đến thiếu máu, có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Nó gây thiếu máu lên não và gây tổn thương chức năng tiền đình.

Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên, mỗi người có thể có những tình trạng khác nhau.

Căng thẳng quá mức

Phụ nữ sau sinh thường phải chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng. Vừa phải chăm sóc con cái, đảm đương việc nhà, lo lắng áp lực về tài chính, kinh tế, bất đồng quan điểm với chồng. Những điều này dồn nén lâu ngày gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ngủ, rối loạn tiền đình và thậm chí gây trầm cảm.

Rối loạn nội tiết tố

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, nồng độ các hormone như estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi đột ngột. Sự thay đổi này có thể gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 2

Chóng mặt, hoa mắt là triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình

Những triệu chứng rối loạn tiền đình sau sinh

Các triệu chứng tiền đình khiến người phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều nhất là hoa mắt chóng mặt. Một số triệu chứng khác:

  • Đau đầu, buồn nôn: Những triệu chứng này thường xuyên diễn ra và có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Ù tai, suy giảm thính lực: Đây là những triệu chứng liên quan đến hệ thống thính giác.
  • Mất khả năng định hướng và giữ thăng bằng: Điều này có thể gây khó khăn trong việc đi lại, đứng ngồi.
  • Giảm khả năng tập trung, chú ý: Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày, có thể lơ đãng quên một số việc quan trọng.
  • Cảm giác lo lắng, bất an: Khi triệu chứng dần tiến triển nặng có thể gây trầm cảm sau sinh.

Rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình sau sinh là vấn đề nhiều phụ nữ gặp phải, nhưng thường chủ quan do nghĩ đây chỉ là bệnh nhẹ. Tuy nhiên, việc chủ quan này có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như đãng trí sớm, mất trí nhớ, gây đột quỵ.

Ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Rối loạn tiền đình khiến người mẹ luôn đau đầu mệt mỏi, mất ngủ, thường sức ăn kém hơn, suy nhược cơ thể. Lâu dần, nguồn sữa tự nhiên cạn kiệt và mất dần gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến tâm lý đời sống

Phụ nữ mắc rối loạn tiền đình sau sinh thường xuyên cáu gắt, khó chịu, bực bội với những người xung quanh. Thậm chí gây mất tập trung, không kiểm soát tâm trạng gây ra mâu thuẫn gia đình, con cái thiếu sự giáo dục chuẩn mực.

Một số nguy cơ khác

Những rối loạn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen hàng ngày và các mối quan hệ xã hội. Điều này dần dẫn đến mất tập trung và hiệu suất, gây đãng trí và có khả năng dẫn đến trầm cảm.

Tìm hiểu thêm: Tác hại của HIV/AIDS và cách phòng tránh nhiễm bệnh

Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 3
Trầm cảm sau sinh là biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng cả mẹ và bé

Khi bệnh không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính, người bệnh trở nên bị thiếu máu nặng. Việc thiếu máu nhiều gây giảm lượng oxy cung cấp đến não, gây ngất xỉu, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ não, tử vong. Việc chăm em bé cũng gây nguy hiểm khi gặp triệu chứng trên.

Trước khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên quan tâm đến sức khỏe của mình. Phát hiện bệnh sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Bên cạnh đó hỗ trợ việc điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian trị bệnh và phục hồi sức khỏe, sinh hoạt bình thường.

Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình sau sinh

Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tiền đình. Một số phương pháp điều trị:

  • Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể cần dùng kháng sinh hoặc kháng nấm. Bên cạnh đó, có thể tham khảo sử dụng một vài phương thuốc Đông y.
  • Thay đổi lối sống: Có thể giảm bớt một số triệu chứng với những thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động. Tránh tiếp xúc với khói từ thuốc lá. Tránh các thức ăn nhiều đường và muối, không uống nước ngọt, rượu bia,… có chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Phục hồi chức năng tiền đình: Có thể sử dụng các liệu pháp hỗ trợ sự cân bằng cơ thể. Một số bài tập như yoga, bấm huyệt, xoa bóp,… có thể áp dụng. Điều này giúp bạn di chuyển một cách an toàn.
  • Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không thể kiểm soát các triệu chứng thì cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên sẽ gây nguy hiểm cho những người có nguy cơ xuất huyết cao.

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình sau sinh

Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống sinh hoạt. Khả năng phụ nữ sau sinh mắc bệnh rất cao, vì vậy cần kiểm soát, ngăn ngừa, chủ động phòng tránh bệnh. Một số cách phòng ngừa sau:

  • Tăng cường tập luyện thể thao: Việc tập luyện thể thao có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống cân đối và khoa học có thể giúp cung cấp đủ dưỡng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh. Một số thức ăn được chế biến từ óc heo sẽ giúp bổ thần kinh, hay tổ yến chưng, chè long nhãn,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nên ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya và thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Cần dành thêm thời gian chăm sóc bản thân, giúp thả lỏng, giảm căng thẳng hơn, giảm triệu chứng.
  • Hạn chế căng thẳng: Cố gắng giảm bớt áp lực trong cuộc sống và công việc để tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng.
  • Chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con nhỏ với chồng và người thân trong gia đình: Điều này giúp giảm bớt áp lực và giúp chị em phụ nữ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe: Nước yến sào cao cấp Nunest Detox hạt chia 5%

Đi bộ mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng

Việc phòng ngừa không đơn giản do sự thay đổi nội tiết tố và sinh lý xảy ra trong thai kỳ và sau sinh. Khi nghi ngờ có các triệu chứng trên, hãy đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng cả mẹ và bé.

Trên đây là những chia sẻ của Kenshin về rối loạn tiền đình sau sinh với nguyên nhân và cách điều trị. Chứng rối loạn tiền đình sau khi sinh tuy không phải căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, thể trạng của phụ nữ sau sinh thường rất yếu nên những triệu chứng của bệnh càng khiến sức khỏe của sản phụ càng thêm suy nhược, mệt mỏi nhiều hơn và thậm chí gây mất dần nguồn sữa tự nhiên để cho con bú, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc cho em bé. Tốt nhất, bạn cần chủ động thăm khám sớm để điều trị bệnh bằng biện pháp phù hợp, phòng ngừa các hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *