Có nên hàn răng khi mang thai không?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh răng miệng do sự thay đổi nội tiết tố và thiếu lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài việc mang đến sự bất tiện cho cuộc sống của bà bầu, sâu răng còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Vậy có thể hàn răng khi mang thai không?

Bạn đang đọc: Có nên hàn răng khi mang thai không?

Các vấn đề về răng miệng thường được bắt gặp ở một số phụ nữ mang thai vậy nên có khá nhiều bà bầu muốn hàn răng khi mang thai nhưng lại muốn biết liệu điều này có an toàn không. Phụ nữ khi mang thai mà gặp phải những vấn đề về răng miệng cần đi thăm khám sớm nhất có thể vì có thể khiến trẻ bị sinh non.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề răng miệng

Việc khám răng định kỳ là vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, progesterone và estrogen tăng lên, làm tăng tuần hoàn và đưa nhiều máu đến lợi hơn. Kết quả là lợi sưng lên và dễ phản ứng với vi khuẩn, làm tăng mảng bám.

co-nen-han-rang-khi-mang-thai-khong 1.webp

Khám răng định kỳ là vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai

Ngoài ra, hàm lượng canxi giúp răng chắc khỏe của bà bầu thường xuyên thay đổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Ở những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy nhưng ở những phụ nữ có lượng canxi dự trữ giảm thì lượng canxi trong cơ thể người mẹ giảm đáng kể khi mang thai.

Thai nhi được 24 đến 25 tuần tuổi là giai đoạn hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể người mẹ. Nếu máu mẹ không được cung cấp đủ canxi thì cơ thể sẽ huy động canxi từ xương, bắt đầu từ xương hàm trên và hàm dưới.

Một vấn đề phổ biến khác khi mang thai là khô miệng. Khi mang thai, lượng nước bọt sản xuất giảm. Trong nước bọt có chứa nhiều thành phần giúp làm chắc men răng và ngăn ngừa sâu răng. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ sâu răng cao hơn khi khả năng sản xuất nước bọt giảm.

Trong thời gian mang thai, nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người mẹ đều tiềm ẩn nguy cơ cho người mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai không được điều trị triệt để bệnh răng miệng có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường.

Hàn răng là gì?

Hàn răng hay còn gọi là trám răng là phương pháp trám những khoảng trống của răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng, mục đích là khắc phục những chiếc răng bị hư hỏng do sâu răng và phục hồi chức năng bình thường giống như răng thật.

Ngoài ra, hàn răng còn cung cấp một lớp bảo vệ trên bề mặt răng hàm, giúp ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.

Tìm hiểu thêm: Đẩy lùi viêm xoang, viêm mũi bằng 7 loại thực phẩm quen thuộc

co-nen-han-rang-khi-mang-thai-khong 2.webp
Hàn răng cung cấp một lớp bảo vệ trên bề mặt răng hàm

Có nên hàn răng khi mang thai không?

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị nha khoa an toàn được áp dụng. Có một điều rõ ràng là không phải phương pháp điều trị nha khoa nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể hàn răng và trám răng. Khi bị sâu răng ở mức độ vừa phải, không gây đau đớn thì bà bầu hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề răng miệng bằng cách hàn răng.

Việc hàn răng hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa sâu răng lan sang tủy và gây viêm tủy. Đặc biệt ở tuần thai thứ 21, nhiều bà bầu có thể chịu đựng được những can thiệp khó khăn hơn như nhổ răng hoặc tiểu phẫu.

Hàn răng không sử dụng gây tê tại chỗ hay chụp X-quang thì hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp, có thể cần phải gây tê tại chỗ và chụp X-quang. Đây có lẽ là điều đáng lo ngại nhất đối với bà bầu. Về lý thuyết điều này có thể được áp dụng, nhưng điều cần lưu ý là:

  • Về mặt lý thuyết, thuốc gây tê trong nha khoa không có ảnh hưởng gì đối với thai nhi vì chỉ gây tê tại chỗ, tác dụng rất nhẹ và sẽ biến mất không dấu vết trong vòng một giờ. Vì vậy, việc trám răng sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì cho bé. Tuy nhiên, 3 tháng đầu của thai kỳ cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành cơ thể của trẻ nên việc điều trị trong giai đoạn này cần hạn chế. Thuốc gây mê thường được sử dụng là Lidocain, theo phân loại của FDA thì Lidocain thuộc nhóm thuốc B nên có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai.

co-nen-han-rang-khi-mang-thai-khong 3.webp

>>>>>Xem thêm: Hội chứng sau viêm tủy xám là gì? Có nguy hiểm không?

Thuốc gây tê trong nha khoa không có ảnh hưởng gì đối với thai nhi
  • Chụp X-quang: Mặc dù mật độ tia X được sử dụng trong nha khoa rất thấp nhưng việc sử dụng chúng nên hạn chế trừ khi cần thiết. Trên thực tế, nha sĩ vẫn có thể điều trị được nhiều trường hợp mà không cần sự trợ giúp của chụp X-quang, đặc biệt là những can thiệp đơn giản như trám răng. Nếu chỉ chụp X-quang mà không tiêm thuốc cản quang sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
  • Khi mang thai thì cơ thể phụ nữ gặp nhiều rối loạn và thay đổi nội tiết tố khiến họ dễ bị viêm nướu, có thể dẫn đến chảy máu nướu răng và các vấn đề răng miệng khác. Vì vậy, ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bà bầu cũng nên đi khám răng định kỳ để loại bỏ mảng bám cao răng, vôi răng nhằm hạn chế các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng cũng sẽ giúp chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi tốt hơn.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề phụ nữ mang thai có được hàn răng hay không. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cũng như biết được nguyên nhân khiến các bà bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *