Hải sản nói chung và sò điệp nói riêng đều rất tốt cho sức khỏe. Sò điệp có nhiều tác dụng như hỗ trợ giảm cân, tốt cho não bộ, tốt cho tim mạch. Vậy ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không?
Sò điệp là một loại hải sản vừa ngon vừa bổ với phần thịt trắng ngà ngọt mà không dai. Loại hải sản này tốt cho tất cả chúng ta, nhất là những người bị thiếu canxi, loãng xương, mắc bệnh tim mạch. Chúng ta có thể nấu cháo sò điệp, nướng mỡ hành, sốt bơ tỏi, xào nấm… món nào cũng hấp dẫn và giàu dinh dưỡng. Vậy ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không?
Contents
Sò điệp là con gì?
Sò điệp (tên khoa học là Chlamys Nobilis) là loài nhuyễn thể, thuộc lớp 2 mảnh vỏ, sống ở vùng nước mặn. Có nhiều loài sò điệp khác nhau từ sò điệp vịnh, sò điệp biển, sò điệp tam thể, sò điệp hồng, sò điệp có gai, sò điệp hoàng hậu… Chúng có kích thước, màu sắc vỏ khác nhau tùy loài.
Loài hải sản này thường sống trong các rặng đá sâu khoảng 10m hoặc vùng đáy biển. Chúng có 2 mảnh vỏ hình rẻ quạt úp lại, khi tách vỏ ra sẽ để lộ phần cồi, chính là thịt của con sò. Cồi sò điệp có vị ngọt, tính mát, không độc nên rất được ưa chuộng. Từ cồi sò điệp, chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng khác nhau.
Không chỉ có hương vị thơm ngon, thịt sò điệp còn rất giàu dưỡng chất. Nếu tò mò về thành phần dinh dưỡng của loại hải sản này, bạn có thể tham khảo bảng sau:
Thành phần/100g sò điệp |
Tỷ lệ |
Thành phần/100g sò điệp |
Tỷ lệ |
Chất đạm |
23,29 gam |
Vitamin B6 |
0,13 mg |
Carbohydrate |
6 gam |
Vitamin B12 |
2,44 mcg |
Chất béo |
0,95 gam |
Choline |
125 mg |
Lượng calo |
125.87 |
Folate |
22,68 mcg |
Cholesterol |
46,49 gam |
Vitamin A |
5,67 IU |
Vitamin B1 |
0,01 mg |
Vitamin D |
2,27 IU |
Vitamin B2 |
0,03 mg |
Canxi |
11,34 mg |
Vitamin B3 |
1,22 mg |
Đồng |
0,04 mg |
Iốt |
135 mcg |
Magie |
41,96 mg |
Kẽm |
0,66 mg |
Mangan |
0,03 mg |
Phốt pho |
483 mg |
Kali |
356 mg |
Selen |
24,61 mcg |
Natri |
756 mg |
Ăn sò điệp có tác dụng gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác dụng của việc ăn sò điệp:
- Với hàm lượng omega-3 khá dồi dào, sò điệp giúp giảm cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp. Omega-3 cũng giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông, từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Magie trong sò điệp giúp thư giãn mạch máu. Khi đó, các mạch máu sẽ giãn ra cải thiện lưu thông máu và giảm huyết áp. Điều này tốt cho bệnh nhân cao huyết áp.
- Theo một nghiên cứu, người thiếu magie có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 54%. Vì vậy, bổ sung magie từ sò điệp cũng là cách tự nhiên để giảm nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân tim.
- Sò điệp cung cấp hàm lượng protein tuyệt vời nên là thực phẩm lý tưởng trong thực đơn giảm cân.
- Các thành phần dinh dưỡng khác trong sò điệp như taurine, glycerin, một số acid amin giúp ngăn chặn chất béo tích tụ trong cơ thể gây tăng cân.
- Trong thịt sò điệp có chứa lượng lớn vitamin B12 nên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, suy tim, đột quỵ, cholesterol trong máu cao.
- Phospho là một trong những khoáng chất quan trọng của cơ thể. Thịt sò điệp lại rất giàu phospho nên có thể cải thiện sức khỏe xương, răng, cân bằng hormone trong cơ thể, điều hòa các tuyến nội tiết…
Tìm hiểu thêm: Cách dùng Nabifar vệ sinh vùng kín? Những lưu ý khi sử dụng Nabifar
Ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không?
Với câu hỏi ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không, câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là có nhưng cần chế biến sò điệp theo cách phù hợp. Sò điệp chứa khá ít calo, hàm lượng chất béo và cholesterol đều khá thấp. Nếu 1 bữa bạn ăn khoảng 85g sò điệp hấp cũng chỉ nạp vào cơ thể khoảng 94 calo, 35mg cholesterol, 0,19g chất béo (bao gồm cả chất béo không bão hòa đa và chất béo bão hòa), 0,07g chất béo không bão hòa đơn.
Chất béo bão hòa là nguyên nhân làm tăng cholesterol trong cơ thể nhưng lượng chất béo này trong sò điệp lại rất thấp. Vì vậy, đây sẽ là lựa chọn thông minh cho những ai muốn giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý điều này đúng khi chúng ta chế biến sò điệp theo cách hấp. Còn nếu chế biến theo cách chiên bơ, nướng bơ, xào, hàm lượng chất béo và cholesterol trong món ăn sẽ tăng lên đáng kể. Ví dụ thêm 1 thìa bơ vào món sò điệp tức là bạn đã tăng thêm 7g chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn của mình.
>>>>>Xem thêm: Dây rốn 2 mạch máu có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Ăn sò điệp có thể tiềm ẩn tác dụng phụ ngoài ý muốn
Ngoài những lợi ích sức khỏe trên đây, ăn sò điệp cũng tiềm ẩn một số nguy cơ như:
- Dị ứng hải sản sau khi ăn sò điệp: Một số người bị dị ứng động vật có vỏ. Nếu bạn có tiền sử dị ứng tôm, hàu, ngao… thì nguy cơ dị ứng sò điệp cũng khó tránh khỏi.
- Trong sò điệp có một hàm lượng nhất định các kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadmium. Tuy hàm lượng những kim loại này trong sò điệp không cao nhưng nếu dùng nhiều chúng cũng tích tụ trong cơ thể và gây hại.
- Sò điệp có chứa nhiều purine nên đây có thể không phải lựa chọn tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa purine. Khi ăn sò điệp, purine bị phân hủy thành và tạo thành acid uric. Lượng acid uric tăng cao có thể gây sỏi thận hoặc bệnh gout.
Để tránh những rủi ro trên đây, khi ăn sò điệp bạn cần lưu ý:
- Những người mắc bệnh suy thận, bệnh gout nên hạn chế ăn sò điệp.
- Trước khi chế biến sò điệp, chúng ta cần sơ chế thật sạch, nhất là những màng mỏng quanh phần cồi sò điệp. Đây là phần chứa nhiều chất bẩn, có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
- Sau khi ăn sò điệp hay bất kỳ loại hải sản nào chúng ta cũng không nên ăn trái cây ngay. Việc này có thể cản trở quá trình hấp thụ khoáng chất trong sò điệp vào cơ thể.
- Sau khi ăn sò điệp không nên uống nước trà. Chất tanin trong trà có thể liên kết với canxi trong sò tạo thành canxi khó tan, khó hấp thụ, gây đầy bụng.
Ăn sò điệp có giúp kiểm soát cholesterol không đến đây bạn đã biết rồi chứ? Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng, tác dụng của sò điệp cũng như cách ăn sò điệp tốt cho sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể