Nhiều cặp vợ chồng khó có con khi tìm đến can thiệp từ y tế thì phát hiện tình trạng vô sinh do không có tử cung ở người phụ nữ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và có cách nào để mang thai trong các trường hợp này không?
Bạn đang đọc: Vô sinh do không có tử cung là gì? Có điều trị được không?
Vô sinh ảnh hưởng đến trung bình khoảng 1/5 cặp vợ chồng, đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Vô sinh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, tương ứng trong khoảng 1/3 và 2/3 trường hợp, có thể có nguồn gốc từ nữ và/hoặc nam, hoặc thậm chí không xác định được nguyên nhân trong khoảng 10% trường hợp.
Vô sinh do yếu tố tử cung là tình trạng một người không thể mang thai vì họ không có tử cung hoặc tử cung của họ không còn hoạt động bình thường. Điều này có thể là một tình trạng bẩm sinh hoặc mắc phải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ hơn về vô sinh do không có tử cung và các vấn đề liên quan đến tình trạng trên.
Contents
Vô sinh do không có tử cung là gì?
Tử cung là một tạng rỗng nằm trong khung chậu của người phụ nữ, giữa bàng quang và trực tràng. Buồng trứng là nơi sản sinh ra trứng, sau đó di chuyển qua ống dẫn trứng. Khi trứng đã rời khỏi buồng trứng, nó có thể được thụ tinh và làm tổ trong niêm mạc của tử cung, chính vì vậy chức năng chính của tử cung là nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển trước khi thai nhi chào đời.
Tình trạng không có tử cung của người mẹ được hiểu là có sự vắng mặt của tử cung trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng trên lâm sàng, không có tử cung được chia thành yếu tố vô sinh do tử cung bẩm sinh và yếu tố vô sinh do tử cung mắc phải.
Yếu tố bẩm sinh, không có tử cung do dị tật bẩm sinh
Sinh ra không có tử cung hoặc tử cung kém phát triển được gọi là hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser (MRKH). Đây là một rối loạn bẩm sinh hiếm gặp khiến âm đạo và tử cung bị thiếu, khiếm khuyết hoặc kém phát triển. Trong MRKH, buồng trứng vẫn hiện diện và hoạt động nên người mắc bệnh vẫn có thể thấy sự thay đổi về sinh lý và các dấu hiệu khác của chu kỳ kinh nguyệt, nhưng họ sẽ không ra máu.
Điều này là do buồng trứng sản xuất ra các hormone gây ra kinh nguyệt và vẫn hoạt động một cách bình thường, mà thực chất, máu trong chu kỳ kinh là sự bong tróc các tế bào niêm mạch tại tử cung và người mắc MRKH lại có sự vắng mặt tử cung trong cơ thể. Chẩn đoán MRKH thường xảy ra trong tuổi dậy thì, khi chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện ở độ tuổi thông thường hoặc có những tính chất bất thường.
Các rối loạn bẩm sinh khác ảnh hưởng đến hình dạng tử cung có thể góp phần gây vô sinh. Tuy nhiên, khả năng mang thai vẫn rất cao với những tình trạng này.
Yếu tố mắc phải, bị cắt bỏ tử cung
Nhiều lý do khác nhau có thể khiến một người phải cắt bỏ tử cung, bao gồm:
- Xuất huyết: Bạn có thể cần phẫu thuật cắt tử cung khẩn cấp nếu mất một lượng máu lớn (xuất huyết). Điều này có thể xảy ra trong quá trình sinh mổ hoặc phẫu thuật khác, nhưng rất hiếm gặp.
- Ung thư tử cung: Bạn có thể phải cắt bỏ tử cung do chẩn đoán ung thư. Việc cắt bỏ tử cung có lợi vì nó ngăn chặn các tế bào ung thư trong tử cung lan sang các cơ quan sinh sản khác.
- Lạc nội mạc tử cung nặng, u xơ tử cung hoặc u tuyến: Những bệnh này có thể gây ra các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu, các vấn đề về ruột và bàng quang cũng như chảy máu nhiều. Có nhiều phương pháp điều trị những tình trạng này mà không cần cắt bỏ tử cung. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi những phương pháp điều trị đó không hiệu quả, người bệnh có thể cần phải cắt bỏ tử cung để giảm các triệu chứng.
Điều trị vô sinh do không có tử cung như thế nào?
Trong một thời gian dài, không có phương pháp điều trị nào cho tình trạng vô sinh do không có tử cung. Cho dù điều đó xảy ra do bẩm sinh hay do cắt bỏ tử cung, việc không có tử cung có nghĩa là lựa chọn duy nhất để có con, xây dựng gia đình là nhận con nuôi hoặc mang thai hộ.
Nhưng việc cấy ghép tử cung đã thay đổi điều này trong lịch sử gần đây. Mặc dù chúng không phổ biến nhưng cấy ghép tử cung có thể cho phép một người sinh con ngay cả khi họ bị vô sinh do yếu tố tử cung.
Việc cấy ghép tử cung cũng tương tự như nhiều ca cấy ghép nội tạng khác. Tử cung được lấy từ người hiến tặng và cấy ghép vào người nhận. Tử cung hiến tặng có thể đến từ người sống hoặc đã tử vong.
Trước khi được đưa vào danh sách chờ nhận tử cung, bệnh nhân thường sẽ trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tạo phôi. Phôi được đông lạnh để khi sẵn sàng, bác sĩ phẫu thuật có thể đưa chúng vào tử cung được cấy ghép.
Không giống như cấy ghép nội tạng truyền thống, ghép tử cung không có nghĩa là kéo dài mãi mãi. Sau sinh một hoặc hai em bé – hoặc nếu lo ngại về các biến chứng đào thải hoặc cấy ghép – người bệnh sẽ phải cắt bỏ tử cung để loại bỏ tử cung được cấy ghép. Điều này được thực hiện để ngăn ngừa những rủi ro lâu dài từ các loại thuốc ức chế miễn dịch mà người nhận cần sử dụng sau khi ghép tạng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tiêu sữa bằng lá dâu tằm
Việc cấy ghép tử cung có thể giúp một người mang thai mà không cần tử cung nếu họ có buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và âm đạo bình thường. Thủ thuật này không phổ biến và chỉ có một số ca phẫu thuật thành công được thực hiện.
Phòng ngừa vô sinh do không có tử cung
Không có cách nào để ngăn ngừa vô sinh do yếu tố tử cung bẩm sinh vì nó xảy ra trước khi sinh và không có cách nào để sàng lọc trong thai kỳ. Bạn chỉ có thể phòng ngừa các tình trạng có thể phải khiến cắt bỏ tử cung.
Ngăn ngừa vô sinh do yếu tố tử cung mắc phải bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Điều quan trọng là bạn cần phải thành thật bày tỏ về mong muốn có con của bạn trong tương lai và thảo luận với các bác sĩ điều trị. Ngoài ra, bạn cần biết thêm về tất cả các lựa chọn điều trị, bao gồm cả rủi ro và lợi ích của các phương pháp điều trị khác.
Tuy nhiên, có những lúc phẫu thuật cắt tử cung là một phẫu thuật cấp cứu (ví dụ như mất máu quá nhiều hay những trường hợp khẩn, đe dọa tính mạng,..) vì vậy bạn sẽ không có thời gian để bàn luận về ưu và khuyết điểm hay các lựa chọn khác và các bác sĩ luôn cố gắng bảo toàn tử cung cho bạn nếu có thể.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Tiêm viêm gan B bao nhiêu tiền? Nên chọn tiêm vắc xin viêm gan B ở đâu?
Tóm lại, vô sinh do yếu tố tử cung, cụ thể là vô sinh do không có tử cung là tình trạng một người không thể mang thai vì họ không có tử cung. Điều này có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Mặc dù chưa được thực hiện rộng rãi vào thời điểm này, nhưng cấy ghép tử cung mở ra cơ hội cho những người bị vô sinh do yếu tố tử cung mang thai và sinh con.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể