Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu

Đậu hủ hay còn được gọi là đậu phụ, là một món vừa ngon vừa dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Vậy bà bầu ăn đậu hủ được không đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Kenshin hiểu rõ hơn về lợi ích của đậu hủ và tìm câu trả lời cho thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Thức ăn dành riêng cho mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu rằng bà bầu ăn đậu hủ được không?

Giá trị dinh dưỡng của đậu hủ

Đậu hủ (đậu phụ) là một loại thực phẩm không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đậu hủ cũng được sử dụng là một nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn đậu hủ được không, Kenshin sẽ chia sẻ với bạn đọc về thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Theo đó, trong 100g đậu phụ có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 480 kcal;
  • Nước: 5,78g;
  • Protein: 47,9g;
  • Lipid: 30g;
  • Chất xơ: 7,2g;
  • Carbohydrate: 14g;
  • Canxi: 364mg;
  • Sắt: 9,7g;
  • Magie: 59mg;
  • Photpho: 483mg;
  • Kali: 20mg;
  • Natri: 6mg;
  • Kẽm: 4,9g;
  • Đồng: 1,1mg;
  • Vitamin C: 0,7mg;
  • Thiamin: 0,49mg;
  • Riboflavin: 0,31mg;
  • Niacin: 1,1mg;
  • Axit pantothenic: 0,4mg;
  • Vitamin B6: 0,28mg;
  • Vitamin A: 518IU;
  • Folate: 92ug…

Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu 1

Đậu hủ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người

Bà bầu ăn đậu hủ được không?

Đậu hủ được biết đến là một loại thực phẩm được làm từ đậu nành là chủ yếu. Ngoài ra, một số ít loại đậu phụ còn được làm từ đậu xanh, đậu đen…

Như đã nói ở trên, đậu hủ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và có tác dụng trong việc ích phế, thanh nhiệt, giải khát, làm sạch ruột cũng như dạ dày.

Bên cạnh đó, đậu hủ có lợi cho những người có thể chất dễ nóng bị khô miệng hay dễ bị khát. Do đó, món ăn này thường được nhiều người nóng trong người ưa thích.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng đậu hủ có ích trong quá trình phát triển răng, xương và giúp làm tăng hàm lượng chất sắt khi tạo máu.

Với hàm lượng estrogen thực vật tương đối đa dạng, đậu hủ có công dụng ngăn ngừa chứng loãng xương. Đặc biệt, trong đậu phụ không chứa cholesterol nên rất thích hợp với những người mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp. Vậy bà bầu ăn đậu hủ được không?

Với hàm lượng chất dinh dưỡng được kể trên thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đậu hủ được. Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý tiêu thụ đậu phụ với số lượng vừa phải để không gây hại đến sức khoẻ.

Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu 2

Bà bầu ăn đậu hủ được không là chủ đề được nhiều người quan tâm

Lợi ích sức khỏe của đậu hủ đối với bà bầu

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn đậu hủ được không. Vậy đậu hủ mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của thai phụ? Đậu hủ mang lại cho phụ nữ mang thai nhiều lợi ích như:

  • Giàu protein: Trong đậu hủ chứa hàm lượng protein tương đối cao. Do đó, mẹ bầu ăn đậu hủ sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng và sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi.
  • Giàu canxi: Canxi là một chất dinh dưỡng không thể thiếu mà người phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ trong thời gian mang thai để phòng ngừa nguy cơ loãng xương sau khi sinh nở. Đồng thời, canxi cũng là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của răng, xương, cơ bắp và dây thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đậu phụ, mẹ bầu có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi khác như sữa, trứng, rau dền, rau lang, rau cải xoăn, nước cam…
  • Hỗ trợ sản xuất tế bào máu: Đậu hủ là một thực phẩm giàu sắt và đồng nên hỗ trợ cho việc cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Đồng thời, những dưỡng chất này còn giúp tạo năng lượng và giải phóng oxy trong cơ thể. Ngoài ra, chất sắt có trong đậu phụ cũng hỗ trợ phụ nữ mang thai trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Cung cấp omega-3: Axit béo omega-3 là một chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai phụ theo nhiều cách khác nhau. Bởi omega-3 giúp hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi, ngăn ngừa quá trình hình thành cục máu đông và làm giảm tác động của cholesterol xấu. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu bị dị ứng với hải sản hoặc không thích uống dầu cá thì đậu hủ chính là một sự thay thế tuyệt vời để cung cấp omega-3 cho cơ thể.
  • Hỗ trợ duy trì cân nặng: Đậu hủ chứa ít calo và giàu chất protein thực vật nên sẽ giúp cho thai phụ cảm thấy no bụng trong một thời gian dài hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và ổn định cân nặng cho mẹ bầu.

Tìm hiểu thêm: Dung dịch xịt mũi Otosan có dùng được cho bà bầu không?

Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu 3
Ăn đậu hủ hỗ trợ mẹ bầu duy trì cân nặng ổn định

Gợi ý một số món ăn ngon từ đậu hủ dành cho bà bầu

Sau khi tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn đậu hủ được không và lợi ích của đậu hủ đối với phụ nữ mang thai, bạn đọc có thể tham khảo một số món ăn ngon từ loại thực phẩm này, cụ thể là:

Canh đậu hủ rong biển

Nguyên liệu

  • Đậu hủ non: 200g;
  • Đậu Hà Lan: 100g;
  • Cà rốt: 1 củ;
  • Tôm: 150g;
  • Rong biển khô: 2 – 3 lá;
  • Hành khô và các loại gia vị khác.

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Trụng đậu hủ non qua nước sôi;
  • Đậu Hà Lan rửa sạch bằng nước và để ráo;
  • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn;
  • Ngâm rong biển vào nước lạnh cho đến khi nở ra;
  • Rửa sạch tôm, bỏ vỏ rồi khứa bỏ chỉ đen trên lưng;
  • Hành khô rửa sạch và băm nhuyễn.

Bước 2: Cách chế biến

  • Đặt nồi lên bếp, phi hành thơm với hai thìa dầu ăn nhỏ rồi cho tôm vào xào cho đến khi săn lại.
  • Cho 500ml nước vào nồi để nấu canh cho đến khi nước sôi rồi cho cà rốt và đậu Hà Lan vào nồi.
  • Đun bếp cho đến khi cà rốt và đậu mềm, sau đó cho rong biển mềm và đậu hủ non vào nồi, nêm gia vị sao cho vừa miệng.
  • Đun canh trên bếp thêm khoảng 2 – 4 phút thì tắt bếp, sau đó múc canh ra bát và thưởng thức.

Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu 4

>>>>>Xem thêm: Thuốc Enterogermina uống trước hay sau ăn? Cách dùng thuốc sao cho hiệu quả

Canh đậu hủ rong biển giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho mẹ bầu

Đậu hủ non hấp tôm

Nguyên liệu

  • Đậu hủ non: 1 miếng;
  • Tôm khô, rửa sạch: 20g;
  • Hành lá cắt nhỏ: 3 nhánh;
  • Hành khô thái lát: 4 củ;
  • Dầu hào: 1 thìa súp;
  • Dầu ăn: 3 thìa súp;
  • Xì dầu: 1 thìa súp.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch đậu hủ non dưới vòi nước xả nhẹ.
  • Hấp cách thuỷ đậu hủ non trong 5 phút rồi đổ ra đĩa.
  • Đặt nồi lên bếp, phi vàng giòn hành khô với dầu ăn rồi cho tôm khô vào đảo cùng cho đến khi tôm có mùi thơm, cho dầu hào và xì dầu vào đảo đều thành hỗn hợp.
  • Cho hỗn hợp lên trên đĩa đậu hủ hấp rồi rắc hành lá tươi đã xắt nhỏ lên trên đậu rồi thưởng thức. Nếu không ăn được hành lá sống, bạn có thể cho chúng vào xào cùng với tôm để giảm mùi hăng.

Một số nguy cơ không mong muốn có thể gặp phải khi mẹ bầu ăn đậu hủ

Mặc dù đậu hủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên thai phụ có thể gặp phải một số ảnh hưởng tiêu cứ nếu tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này, chẳng hạn như:

  • Nếu thai phụ đang gặp vấn đề về tuyến giáp thì cần tránh ăn đậu hủ. Bởi đậu hủ có chứa chất isoflavone – một hợp chất hoá học có xu hướng can thiệp vào tình trạng của tuyến giáp ở một số bà bầu, từ đó dẫn đến một số biến chứng không mong muốn.
  • Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc ăn quá nhiều đậu hủ được cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Đồng thời, ăn nhiều đậu hủ có thể gây khó tiêu hóa trong bữa ăn chứa nhiều thực phẩm chứa đa dạng các protein.

Mẹ bầu ăn đậu hủ sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lựa chọn loại đậu hủ sạch và được chế biến cẩn thận để có những bữa ăn ngon miệng, an toàn cho sức khỏe. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn đậu hủ được không, đồng thời giúp chị em phụ nữ mang thai có thực đơn ăn uống phong phú và giàu dinh dưỡng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *