Suy giảm chức năng gan là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe khác nhau. Việc nắm rõ triệu chứng và cách phòng ngừa sẽ giúp chống lại bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này nhé!
Bạn đang đọc: Tình trạng suy giảm chức năng gan và những điều cần biết
Gan là bộ phận đóng vai trò như một “nhà máy” chế biến và chuyển hóa chất dinh dưỡng và đưa vào cơ thể để nuôi các bộ phận khác. Khi chức năng gan bị suy giảm, điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ hoạt động của các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất tần tật những vấn đề liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng gan, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Contents
Suy giảm chức năng gan là gì?
Suy giảm chức năng gan (hay còn gọi là suy gan) là tình trạng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tự miễn, nhiễm trùng hay do thuốc, các hóa chất độc hại. Bệnh lý này được chia thành hai loại là suy gan cấp tính và suy gan mạn tính.
Suy gan cấp tính là bệnh lý xảy ra do lạm dụng thuốc tân dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Hoặc do nhiễm các loại virus gây bệnh viêm gan A, B, C ; do ngộ độc hóa chất hoặc do mắc các bệnh lý về gan. Trong khi đó, suy gan mạn tính là do hậu quả của bệnh viêm gan B,C ; do thường xuyên uống rượu, bia trong thời gian dài hoặc người bị bệnh xơ gan, suy dinh dưỡng, rối loạn Hemochromatosis.
Bệnh suy gan sẽ khiến chúng sẽ không thể thực hiện tốt những nhiệm vụ của nó trong cơ thể. Từ đó sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm và gây ra hàng loạt những vấn đề sức khỏe khác ở nhiều cấp độ khác nhau.
Triệu chứng của bệnh suy giảm chức năng gan
Bệnh suy gan sẽ có những biểu hiện rõ rệt khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Lúc này, gan đã không còn khả năng thực hiện đúng và đủ chức năng của mình, gây ra một số triệu chứng như:
1. Vàng da, vàng mắt
Đây là dấu hiệu đặc trưng mà những người bị suy giảm chức năng thường hay gặp phải. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự tích tụ của bilirubin trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố màu vàng phát sinh trong quá trình thoái giáng tế bào hồng cầu mà gan đóng vai trò chuyển hóa và xử lý chất này ra khỏi cơ thể.
Vàng da, vàng mắt là triệu chứng của bệnh suy giảm chức năng gan
Khi gan bị suy yếu sẽ không thể đảm nhiệm tốt chức năng này khiến sắc tố bilirubin tích tụ, từ đó gây biến đổi sắc tố da và tròng trắng của mắt.
2. Sưng bụng và chân
Khi bị suy giảm chức năng gan, các chất lỏng sẽ tích tụ ở bụng và chân gây sưng ở hai vùng này. Sưng chân thường bắt đầu từ bàn chân và lan dần lên toàn bộ chân
Cơ thể người bị suy giảm chức năng gan sẽ tích tụ chất lỏng ở bụng và chân khiến hai vùng cơ thể này bị sưng lên. Khi chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ gây sưng chân, thường bắt đầu từ bàn chân và lan dần lên toàn bộ chân. Trong khi đó, dấu hiệu sưng bụng lại không có biểu hiện rõ ràng ngay từ đầu. Nhưng khi tình trạng ngày càng năng hơn, bụng của người bệnh sẽ phình to ra kèm theo hiện tượng lồi rốn.
3. Buồn ngủ
Chức năng của gan là loại bỏ các loại hóa chất và độc tố ra khỏi máu. Khi chức năng gan bị suy giảm, gan sẽ không thể kịp thời loại bỏ hết các độ tố ra khỏi máu. Những độc tố này tích tụ lại với nồng độ lớn sẽ gây ảnh hưởng đến não khiến người bệnh thường xuyên buồn ngủ.
4. Da dễ bị bầm tím
Một trong những chức năng quan trọng của gan là sản xuất protein để hỗ trợ quá trình đông máu. Ở những bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính, chức năng gan yếu đi sẽ khiến lượng protein đông máu ít đi. Từ đó, người bệnh sẽ dễ bị chảy máu và dễ hình thành những vết bầm tím dù chỉ là những va chạm rất nhẹ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của thiếu hụt Pseudocholinesterase là gì?
Da dễ bầm tím là triệu chứng của bệnh suy giảm chức năng gan
5. Khó chịu ở bụng
Khó chịu ở bụng là triệu chứng phổ biến ở những người bị mắc bệnh gan. Về bản thân các mô gan không có dây thần kinh. Nhưng khi bị bệnh gan, các dây thần kinh trong tế bào gan sẽ xuất hiện khiến gan nhanh chóng sưng lên. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như da nổi mẩn ngứa, kém tập trung, vú to ở nam giới, mất kinh bất thường, khô mắt hoặc khô miệng.
Cách phòng ngừa bệnh suy giảm chức năng gan
Triệu chứng bệnh gan chỉ xuất hiện ở những giai đoạn bệnh nặng, điều này sẽ càng làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh về gan mà bạn có thể tham khảo:
- Duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những vấn đề bất ổn ở gan. Từ đó sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng dẫn đến suy gan.
- Ăn uống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên hạn chế ăn những thực phẩm có hại cho gan như đồ ăn nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay đồ uống có cồn… Đồng thời, nên tăng cường tiêu thụ những món ăn giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho gan.
- Tập thể dục đều đặn: Điều này sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể liên tục được hoạt động. Từ đó giúp nội tạng có thêm sức khỏe để duy trì và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Không làm việc quá sớm và không thức khuya sẽ là yếu tố giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài sẽ khiến chúng tích tụ trong cơ thể. Điều này khiến gan phải làm việc cật lực để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể và làm gan bị suy kiệt theo thời gian.
>>>>>Xem thêm: Những loại mụn nguy hiểm không nên nặn
Tập thể dục đều đặn phòng ngừa suy giảm chức năng gan
Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng suy giảm chức năng gan và những điều cần biết. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể