Tình trạng đi ngoài ra máu đông có thể chính là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến hậu môn và trực tràng. Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị sớm.
Bạn đang đọc: Tại sao đi ngoài ra máu đông? Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị kịp thời
Đi ngoài ra máu đông là một tình trạng bất thường của cơ thể. Tình trạng này cảnh báo sức khỏe đang gặp nhiều vấn đề, cụ thể là ở khu vực hậu môn và trực tràng. Dựa vào màu sắc của máu, các chuyên gia có thể xác định được vị trí tổn thương. Nguyên nhân gây ra trường hợp này xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Đây là một triệu chứng tương đối nguy hiểm, có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng nên bạn cần hết sức cảnh giác.
Contents
Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?
Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có lẫn máu hoặc đi tiêu ra máu. máu có thể lẫn cùng phân hoặc không. Để hình thành cục máu đông, máu đã chảy gần vùng hậu môn trước khi người bệnh muốn đi ngoài.
Dựa vào màu sắc của máu có thể nhận biết được vị trí xuất huyết. Máu sẫm màu thì nguồn chảy máu càng cao trong vị trí của hệ tiêu hóa. Máu màu đỏ tươi thường là dấu hiệu của chảy máu đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Đi ngoài ra máu đông gây nhiều hoang mang, lo lắng về nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Thực tế, tình trạng này có thể chỉ là một triệu chứng của các bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp như: Bệnh trĩ, táo bón kinh niên và có thể điều trị dễ dàng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Do đó, tốt nhất, bạn cần theo dõi kỹ các triệu chứng của cơ thể. Nếu có bất thường thì cần đi khám và điều trị sớm.
Đi ngoài ra máu đông là dấu hiệu của bệnh gì?
Mắc bệnh trĩ sẽ dễ đi ngoài ra máu đông
Khi bị bệnh trĩ, các tĩnh mạch ở khu vực dưới trực tràng sẽ bị kéo dãn. Từ đó gây ra tình trạng sưng to hơn bình thường và tạo thành những đám búi trĩ, có thể xuất hiện ở trong hoặc ngoài hậu môn. Những tĩnh mạch này thường dễ bị vỡ, khiến người bệnh bị đau rát tại khu vực hậu môn, thậm chí phân còn có thể lẫn máu.
Người bệnh trĩ thường sẽ trải qua tình trạng đại tiện kèm theo máu đỏ tươi, dạng nhỏ giọt hoặc phun ra dưới dạng tia khi họ rặn. Nhiều trường hợp chỉ cần dùng một chút sức lực cũng đủ để máu sót lại trên giấy vệ sinh.
Trong trường hợp búi trĩ làm khu vực hậu môn chảy máu nhiều và chảy ngược vào bên trong trực tràng có thể sẽ làm cục máu đông hình thành. Đây là lý do giải thích vì sao người bị trĩ sẽ dễ đi ngoài ra máu đông.
Hậu môn bị nứt
Nếu bị táo bón kéo dài thì có thể gây nứt kẽ khu vực hậu môn. Ngoài những triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát và sưng tấy, khi người bệnh dùng nhiều sức để rặn mạnh, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn sẽ bị căng quá độ, dẫn đến nứt da. Từ đó gây ra tình trạng phân kèm máu tươi hoặc máu đông.
Chưa kể đến, các nứt kẽ tại khu vực này còn rất dễ bị viêm nhiễm, tăng khả năng mắc các vấn đề nghiêm trọng hơn như vết thương rò, lở loét tại hậu môn. Không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Đi ngoài ra máu đông là dấu hiệu của viêm loét trực tràng
Các triệu chứng như đau quặn bụng, cảm giác mót rặn, xuất hiện máu đông trong phân, hay khát nước,… có thể là những dấu hiệu của viêm loét trực tràng. Bệnh này xảy ra khi niêm mạc, hoặc lớp mô nằm dưới niêm mạc của trực tràng bị viêm lâu ngày dẫn đến loét. Từ đó gây chảy máu trong trực tràng.
Tìm hiểu thêm: 4 công dụng hữu ích của nước muối sinh lý
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này thường liên quan đến sự xâm nhập của vi khuẩn lỵ trực trùng hoặc các loại ký sinh trùng amip.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột là tình trạng viêm sưng ở ruột non hoặc ruột già. Triệu chứng phổ biến của bệnh lý này là tiêu chảy, sốt, đau bụng, phân có máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, có trường hợp đi ngoài có máu đen.
Viêm túi thừa đại tràng
Người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người béo phì, hút nhiều thuốc lá, ít vận động và ít ăn thực phẩm chứa chất xơ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng. Thông thường, những túi thừa trong đại tràng không gây ra bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào. Vì vậy, người bệnh sẽ không nhận thức được về sự tồn tại của chúng trong cơ thể.
Bệnh nhân chỉ nhận ra khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở khu vực này. Trong trường hợp một hoặc nhiều mạch máu nhỏ trong túi thừa bị vỡ sẽ gây chảy máu từ túi thừa, khiến cho phân ra ngoài sẽ có màu đỏ tươi hoặc mang theo máu đông. Việc này cũng lý giải vì sao nguyên nhân đi ngoài ra máu đông có thể xuất phát từ viêm túi thừa đại tràng.
Ung thư hậu môn – trực tràng
Các khối u nhỏ hoặc polyp xuất hiện trong khoang hậu môn, trực tràng lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư. Người bệnh ung thư hậu môn và trực tràng thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Bệnh nhân cũng dễ bị thiếu máu, suy giảm về sức đề kháng. Cân nặng của người bệnh cũng sẽ sụt giảm không rõ nguyên nhân.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu bệnh lý tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư hậu môn – trực tràng cũng thường gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa, bao gồm các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón. Một dấu hiệu quan trọng khác là việc có máu xuất hiện trong phân khi đi ngoài. Ở giai đoạn này, chứng tỏ tình trạng bệnh đã ảnh hưởng đến niêm mạc và các mô bên trong hậu môn, trực tràng. Nếu không có cách chăm sóc người bệnh đúng đắn thì sẽ có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Cần làm gì khi bị đi ngoài ra máu?
Khi thấy xuất hiện máu lẫn trong phân, tốt nhất bạn nên theo dõi kỹ. Tình trạng đi ngoài ra máu có thể tự khỏi nhưng tốt nhất bạn cần chú ý theo dõi tình trạng ra máu và các biểu hiện của cơ thể.
Trường hợp nghi ngờ mình bị nứt hậu môn do táo bón dẫn đến đi ngoài ra máu thì bạn cần chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc và uống nhiều nước (1,5 – 2 lít mỗi ngày) để việc đi ngoài diễn ra dễ dàng.
Việc có máu đông trong phân là một trong những biểu hiện cảnh báo về sự tổn thương đối với hệ tiêu hóa. Dấu hiệu này có thể liên quan đến các vấn đề đơn giản, không nguy hiểm như trĩ, nhưng cũng có khả năng là cảnh báo về tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên, hoặc đi ngoài ra máu đông đi kèm theo các triệu chứng bất thường như: Buồn nôn, nôn, sốt, đau bụng, mệt mỏi kéo dài, nhịp tim tăng cao, sức khỏe suy giảm, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Chướng bụng không đi vệ sinh được: Nguyên nhân và cách xử lý
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể