Tìm hiểu phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch

Phẫu thuật tim hay bất kể cuộc phẫu thuật nào đều cần phải thực hiện quá trình gây mê. Vậy nên quá trình gây mê phẫu thuật tim mạch lại khó khăn và đóng vai trò rất quan trọng. Để cuộc phẫu thuật diễn ra thành công và an toàn cũng như người bệnh bớt đau đớn, hồi phục nhanh chóng thì cũng cần chú trọng vào quá trình gây mê này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch

Khi cần trải qua một cuộc phẫu thuật tim, bạn đều sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch. Trong đó, thuốc gây mê tim là loại dược phẩm được sử dụng để đưa bạn vào trạng thái ngủ mê nhằm tránh đau đớn nhưng vẫn kiểm soát được nhịp tim và tối ưu hóa chức năng cơ quan này. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc gây mê đa dạng khác nhau.

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch

Gây mê phẫu thuật tim mạch là phương pháp gây mê toàn thân thông qua đường tĩnh mạch. Điều này giúp đảm bảo người bệnh dễ dàng đạt trạng thái mất ý thức và không cảm thấy đau đớn. Đồng thời vì phẫu thuật bệnh tim mạch có nguy cơ cao, nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, thậm chí có thể làm ngưng tim.

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch 1

Phẫu thuật tim mạch có nguy cơ cao ảnh hưởng trên chức năng tim mạch, thậm chí có thể làm ngưng tim

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch khác với phương pháp gây mê toàn thân đối với bệnh nhân phẫu thuật ngoài tim. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ cần am hiểu về từng tình trạng bệnh khác nhau để đưa ra kế hoạch gây mê phù hợp. Mục đích cuối cùng là để tối ưu hóa chức năng tim, kiểm soát được nhịp tim và huyết áp ở trạng thái an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật.

Ngày nay, lĩnh vực y học cũng đã ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc gây mê phẫu thuật tim nhằm giúp tránh được các cơn đau, không để lại di chứng và nhanh chóng hồi phục. Sự phát triển kỹ thuật này là một bước tiến lớn trong y học khi các ứng dụng này giúp tăng khả năng thành công của các ca phẫu thuật tim cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch 2

Ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc gây mê phẫu thuật tim

Có bao nhiêu phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch đã được sử dụng?

Trong lịch sử y học, đã có nhiều phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch được áp dụng. Khi thế giới càng phát triển thì các kỹ thuật gây mê cũng ngày càng tinh vi và hiệu quả hơn. Các phương pháp gây mê mà Kenshin đã tổng hợp bao gồm:

  • Gây mê đơn giản bằng Morphine qua tĩnh mạch: Phương pháp này đã khá cũ và hiện không còn được ưa chuộng do có nhiều hệ quả như lệ thuộc chất gây nghiện, suy hô hấp, đau mãn tính, bí tiểu, buồn nôn,…
  • Gây mê tĩnh mạch: Đây là phương pháp truyền thuốc mê vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Thuốc mê có thể bao gồm cả Morphine và các dẫn xuất nhằm tăng khả năng giảm đau và hạn chế các tác dụng phụ của Morphine nếu sử dụng liều cao.
  • Gây mê bằng Morphine cho từng khu vực như vùng lớn cơ ngực, tại vết mổ, gây tê ngoài màng cứng,… Việc gây mê từng khu, từng vùng như này giúp giảm lượng Morphin sử dụng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giảm đau.
  • Gây mê mặt phẳng cơ dựng sống ESP Block: Là phương pháp truyền thuốc gây mê vào cơ thể qua ống catheter đặt tại tĩnh mạch. Phương pháp này giúp người bệnh tránh được việc phụ thuộc vào thuốc gây nghiện và ngăn ngừa các biến chứng của thuốc.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc mẹ bầu bị thiếu ối

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch 3
Dùng thuốc gây mê Morphine trong các phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch

Quy trình thực hiện gây mê phẫu thuật tim mạch

Quy trình gây mê phẫu thuật tim mạch hiện nay gồm 4 bước chính bắt đầu từ tiền mê đến khi người bệnh tỉnh táo, thuốc mê hết hiệu lực. Tại mỗi bước này đều sẽ có những yêu cầu riêng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật và nhanh chóng hồi phục hậu phẫu.

Tiền mê

Trong giai đoạn thực hiện tiền mê trước khi phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê vào 2 thời điểm: Đêm trước ngày mổ và 2 giờ trước khi vào phòng phẫu thuật. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc an thần hoặc thuốc đối kháng histamin nhóm H1 để giảm cảm giác lo âu và chống nôn.

Trong khoảng 60 – 90 phút sau khi uống thuốc tại giai đoạn tiền mê, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ. Lúc này tâm lý của bệnh nhân đã phần nào ổn định nên sẽ được đặt các thiết bị theo dõi như đo điện tim, đo huyết áp, SPO2, đo nồng độ oxy não, theo dõi độ mê,… trước khi tiến hành khởi mê.

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch 4

Dùng thuốc an thần tại giai đoạn tiền mê để giảm cảm giác lo âu và chống nôn

Khởi mê

Bác sĩ sử dụng các thuốc gây mê phẫu thuật tim mạch như fentanyl, sufentanil, benzodiazepine, propofol, thuốc mê hô hấp hoặc vecuronium, cisatracurium,… Việc loại thuốc nào được lựa chọn và kết hợp chúng như thế nào phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân khác nhau.

Sau khi mức độ mê của bệnh nhân đã đạt được mức an toàn, người bệnh sẽ được đặt ống thở vào khí quản. Mục đích là để kiểm soát hơi thở và duy trì việc cung cấp khí gây mê liên tục cho bệnh nhân nhằm duy trì trạng thái mê an toàn trong suốt cuộc phẫu thuật.

Phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch 5

>>>>>Xem thêm: Viêm quanh khớp vai thể đông đặc là gì? Chẩn đoán và phương hướng điều trị

Gây mê nội khí quản trong quá trình gây mê phẫu thuật tim mạch

Duy trì mê

Tiếp tục duy trì lượng khí gây mê và theo dõi các chỉ số về độ mê, độ giãn cơ cũng như lượng máu đủ để ngăn ngừa bệnh nhân thức tỉnh trong các quá trình rạch da, cưa xương ức, tuần hoàn ngoài cơ thể, hạ hoặc tăng thân nhiệt, cầm máu, đóng da,…

Tỉnh mê

Sau ca phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được cho thở máy và theo dõi tại phòng hồi sức cấp cứu ít nhất 2 giờ đến khi hồi phục và trong tình trạng an toàn rồi mới rút ống thở nội khí quản. Bác sĩ có thể chỉ định truyền thuốc an thần mức độ nhẹ qua đường tĩnh mạch, thuốc giảm đau qua catheter ESP, thuốc điều trị suy tim, kháng sinh khác,… sau khi tỉnh mê và dần giảm liều thuốc xuống đến khi ngưng thuốc.

Có thể thấy, phẫu thuật tim là một loại phẫu thuật rất phức tạp và nguy hiểm. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình gây mê phẫu thuật tim mạch đến hiệu quả cuộc phẫu thuật và độ an toàn của bệnh nhân. Kenshin chúc các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

Xem thêm: Lợi ích và rủi ro của phẫu thuật thay van tim

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *