Viêm quanh khớp vai thể đông đặc là một trong các thể của bệnh, gây đau nhiều và ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp vai. Tình trạng đông đặc khớp vai cũng là tình trạng phổ biến nhất ở người mắc bệnh này.
Bạn đang đọc: Viêm quanh khớp vai thể đông đặc là gì? Chẩn đoán và phương hướng điều trị
Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là các cơn đau nhức vai, hạn chế vận động của khớp vai,… Để biết viêm quanh khớp vai thể đông đặc chẩn đoán và điều trị như thế nào, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
Thế nào là bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc?
Khớp vai là điểm giao của 3 xương, bao gồm xương cánh tay trên, xương bả vai và xương đòn. Ở khớp vai có lớp sụn khớp để bảo vệ các đầu xương, đồng thời hỗ trợ các vận động, giảm ma sát của các xương trong quá trình vận động. Các mô bao quanh khớp vai có vai trò kết nối các xương này lại và hỗ trợ quá trình vận động được linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, khi các mô này bị viêm nhiễm, dẫn đến viêm quanh khớp vai và cụ thể hơn là viêm quanh khớp vai thể đông đặc, bao bên ngoài khớp sẽ dày hơn và cứng hơn, làm người bệnh khó hoạt động, khớp vai không còn linh hoạt như trước nữa.
Các dải mô sẹo hình thành do bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc có ít chất lỏng, chất lỏng này được gọi là chất hoạt dịch có vai trò giữ khớp vai được bôi trơn liên tục. Khi bị viêm quanh khớp vai thể đông đặc, các chất dịch này cũng ít hơn. Tất cả những điều này hạn chế chuyển động của khớp vai.
Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc là bệnh thường gặp, có đến khoảng 10% bệnh nhân viêm quanh khớp vai là thể này. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là do viêm khớp dính vào bao khớp ổ chảo và cánh tay, tuy nhiên không gây tổn thương sụn và xương khớp vai, không do nguyên nhân chấn thương hoặc vi khuẩn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác là do đâu. Tình trạng này phổ biến nhất ở người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Tuy chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người bị bệnh gút, tăng huyết áp, đái tháo đường. Bệnh nhân bị gãy xương, phẫu thuật, chấn thương,… và không cử động được khớp vai trong quá trình điều trị cũng có nguy cơ bị viêm quanh khớp vai thể đông đặc cao hơn.
Nhận biết viêm quanh khớp vai thể đông đặc
Bệnh lý viêm quanh khớp vai thể đông đặc là thể gây đau nhức vai nhiều nhất trong các thể của bệnh. Người bệnh có thể bị hạn chế hoặc không thể cử động được khớp vai sau một thời gian mắc bệnh. Tình trạng viêm quanh khớp vai thể đông đặc cũng làm người bệnh cảm nhận nhiều cơn đau đớn âm ỉ, đặc biệt là đau bên vai bị viêm. Những cơn đau tái phát vào ban đêm còn có thể gây mất ngủ, khó ngủ, suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Thông thường, bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đông đặc có thể diễn biến bệnh qua 3 giai đoạn là đau nhức khớp vai, khớp vai đông cứng và cuối cùng là giai đoạn tan đông. Mỗi giai đoạn của bệnh có triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn đau nhức khớp vai: Bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông đặc cảm nhận cơn đau nhức, đặc biệt là vào ban đêm. Cơn đau có thể tăng tần suất và mức độ theo thời gian và ngày càng gây nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Khi trẻ bị sốt cao nên làm gì? Cách chăm sóc trẻ bị sốt các mẹ nên biết
Giai đoạn khớp vai bị đông cứng: Giai đoạn này mức độ đau tuy có giảm nhưng khớp vai cứng, cản trở rất nhiều trong quá trình vận động. Bệnh nhân có thể khó khăn khi cử động khớp vai hoặc thậm chí không cử động được.
Giai đoạn tan đông: Khớp vai có thể cử động lại tốt hơn, giai đoạn này thường kéo dài 6 – 12 tháng, cuối cùng khớp tan đông và người bệnh có lại khả năng vận động như bình thường.
Chẩn đoán và điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc
Với nền y học hiện đại như hiện nay, bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc có thể chẩn đoán và điều trị bằng nhiều phương pháp.
Chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc
Để chẩn đoán, xác định bệnh nhân có bị viêm quanh khớp vai thể đông đặc hay không đa số các bác sĩ đều sử dụng phương pháp chẩn đoán lâm sàng dựa trên biểu hiện, triệu chứng cụ thể của bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ cũng đem lại rất nhiều hiệu quả đối với việc xác định tình trạng, mức độ, giai đoạn của viêm quanh khớp vai thể đông đặc.
Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc
Bệnh lý viêm quanh khớp vai thể đông đặc có thể điều trị bằng nhiều phương án. Tùy vào trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc thích hợp. Dưới đây là những cách chữa viêm quanh khớp vai thể đông đặc phổ biến nhất hiện nay.
- Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc nội khoa bằng thuốc kháng viêm không chứa steroid, điển hình như aspirin hoặc thuốc ibuprofen hỗ trợ giảm đau, hạn chế sưng viêm cho người bệnh.
- Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc bao gồm các phương án như vật lý trị liệu giúp khớp vai được linh hoạt hơn.
- Nếu việc điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc bằng phương pháp nêu trên không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện tiêm corticoid tại chỗ hoặc làm vận động khớp vai cho bệnh nhân khi đã gây tê.
- Một số trường hợp chữa trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc từ 3 – 6 tháng không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất chậm có thể được chỉ định nội soi gỡ dính khớp hoặc giải phóng bao khớp để bệnh nhân có thể vận động và tăng khả năng chữa trị thành công.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị rota có bị lại không? Cách phòng ngừa Rota cho trẻ
Nhìn chung, viêm quanh khớp vai thể đông đặc không phải bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều đau đớn, bất tiện trong đời sống hàng ngày, công việc của người bệnh. Để tăng khả năng điều trị thành công, bạn cần nhận diện sớm dấu hiệu của bệnh, đồng thời đến bệnh viện thăm khám từ sớm để được chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng, xác định giai đoạn của bệnh, từ đó có phương án chữa bệnh phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Viêm khớp vai nên dùng thuốc gì và cách điều trị
- Hỏi đáp: Các thể viêm quanh khớp vai là gì?
- Viêm bao hoạt dịch: Viêm cấp tính hay mạn tính của bao hoạt dịch
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể