Ve sầu là loại côn trùng không xa lạ gì ở Việt Nam. Đặc biệt vào mùa hè, ve sầu sinh sôi nhiều hơn và tập trung ở những nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Một số người rất yêu thích ăn côn trùng và ve sầu không phải là ngoại lệ. Vậy hiện tượng ngộ độc ve sầu có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Ngộ độc ve sầu có nguy hiểm không? Những lưu ý khi ăn côn trùng
Côn trùng một số loại được xem là món ăn độc đáo mà nhiều người muốn thử. Ve sầu cũng là loại côn trùng được yêu thích để chế biến thành những món ngon. Tuy nhiên một số trường hợp đã bị ngộ độc ve sầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tại sao ăn ve sầu lại bị ngộ độc là câu hỏi nhiều người đặt ra.
Contents
Ăn ve sầu và những nguy cơ tiềm ẩn
Thông thường vào đầu mùa, ấu trùng ve sầu từ dưới lòng đất chui lên khỏi mặt đất rồi lột xác lần cuối trở thành ve sầu trưởng thành. Lúc này, nhiều người sẽ đi bắt ve sầu vừa lột xác về chế biến để ăn. Thực tế, ve sầu không trải qua giai đoạn “nhộng” như nhiều người lầm tưởng, ve sầu là thiếu trùng sống trong đất hay còn gọi là kim thiền, chúng không chích, không cắn và vô hại đối với con người.
Tại Việt Nam sẽ hay bắt gặp 2 loại ve sầu đó là ve sầu đen và ve sầu xanh. Ăn ve sầu được cho là an toàn bởi cuộc đời ve sầu chủ yếu hút nhựa rễ cây. Tuy nhiên ngộ độc ve sầu xảy ra khi quá trình chế biến chưa làm sạch, từ đó phát sinh độc tố. Chưa kể trong thời gian sinh sống chủ yếu dưới lòng đất, ve sầu rất dễ nhiễm các loại nấm độc. Đặc biệt nếu những ai bắt ve sầu khi chúng đã chết ngoài tự nhiên thì lại càng dễ bị nhiễm độc hay nhiễm vi khuẩn hơn.
Vậy có thể thấy việc dùng ve sầu để chiên xào dùng trong bữa cơm hay dùng làm món nhậu uống cùng rượu, bia tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Hiện nay cũng chưa có một cơ sở khoa học nào chứng tỏ ăn ve sầu mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể. Hằng năm, tại Việt Nam liên tục ghi nhận những ca bị ngộ độc do ăn ve sầu, nếu nhập viện không kịp thời thì tỷ lệ tử vong xảy ra khá cao.
Ngộ độc ve sầu có nguy hiểm?
Nhiều chuyên gia cho biết, ve sầu sẽ sống khá lâu trong lòng đất trước khi lột xác và trưởng thành ngoi lên khỏi mặt đất nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn hay các loại nấm độc ký sinh trên cơ thể. Có một loại nấm tên là Gyrommitrin thường ký sinh trên thân ve sầu có độc tố rất cao, độc tố này không bị phá huỷ bởi nhiệt độ cao nên dù có được nấu lâu thì vẫn gây ngộ độc.
Tìm hiểu thêm: Khái quát và ứng dụng hormone ANP trong điều trị
Tình trạng ngộ độc ve sầu có thể khởi phát trong vòng 60 phút kể từ khi ăn. Người bị ngộ độc sẽ bắt đầu có những dấu hiệu như chóng mặt, nôn mửa, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, cứng hàm, bí tiểu, co giật, thậm chí hôn mê. Các phản ứng dị ứng sau khi ăn ve sầu nhiễm độc còn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Nếu phản ứng dị ứng tiến triển nặng sẽ gây nên phản vệ độ 3, 4 và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Đặc biệt hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng ngộ độc do ăn ve sầu. Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng ngộ độc. Đặc biệt với bệnh nhân phản vệ thì cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, bởi bỏ lỡ “thời điểm vàng” thì cơ hội hồi phục sẽ ít đi.
Những lưu ý khi ăn côn trùng
Ngộ độc ve sầu thực sự nguy hiểm. Đặc biệt những ai hay bị dị ứng động vật có vỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người có nguy cơ mắc bệnh gút không nên ăn ve sầu bởi đối tượng này có nguy cơ dị ứng nặng hơn người bình thường. Tuy nhiên cho đến hiện nay, các món ăn chế biến từ côn trùng vẫn thu hút nhiều người, chúng còn được xem là “đặc sản” khó bỏ qua. Vậy khi ăn côn trùng ta cần lưu ý những điều gì?
Không ăn côn trùng lạ
Hiện nay có rất nhiều loại côn trùng, đặc biệt các đồng bào dân tộc vùng núi thường có thói quen thu bắt nhiều côn trùng về để chế biến cũng như làm thuốc. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại côn trùng lạ bởi rất khó để hiểu về cơ chế phát độc của nó, chưa hiểu rõ cách chế biến và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra không dùng côn trùng đã chết, ôi thiu.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu ngôi thai thuận là gì? Dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận
Làm sạch thật cẩn thận
Bản thân các loại côn trùng sống trong tự nhiên không thể là “thực phẩm sạch”. Chúng rất dễ dính các tạp chất và có thể có các sinh vật khác ngoại ký sinh. Bên cạnh đó, cơ thể côn trùng còn có các dịch, phân, độc tố. Vậy nên sau khi bắt côn trùng tự nhiên về, bạn nên rửa sạch chúng với nước muối. Sơ chế, chế biến an toàn như loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con chưa qua sơ chế.
Tóm lại như đã đề cập, ăn côn trùng không được nhiều chuyên gia khuyến khích bởi chúng ẩn chứa nhiều nguy cơ ngộ độc. Nếu ngay sau khi ăn có các biểu hiện khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hoá thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ về ngộ độc ve sầu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng này và biết rằng mình có nên “thử sức” với món ăn này hay không.
Xem thêm:
- Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
- Ngộ độc Cyanide: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể