Da thường được xem như một hàng rào tĩnh bảo vệ cơ thể khỏi thế giới bên ngoài. Làm sao nó có thể làm được như vậy? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về các đặc điểm tế bào da và chức năng cụ thể của da nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chức năng của da thông qua đặc điểm tế bào da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nhờ vào cấu trúc phức tạp và sự liên kết mà có khả năng chống lại sự xâm nhập của môi trường và các chức năng quan trọng khác. Bài viết này sẽ trình bày một số thông tin về đặc điểm tế bào da để giải thích tại sao da lại có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
Contents
Thông tin cơ bản về da
Ở người trưởng thành, tổng diện tích bề mặt da của cơ thể là 1,5 – 2,0 m2, trọng lượng của lớp biểu bì và trung bì cộng lại chiếm khoảng 5% tổng trọng lượng cơ thể và cộng thêm cả hạ bì có thể đạt tới 16% trọng lượng cơ thể. Tùy vào độ tuổi và vị trí trên cơ thể mà độ dày của da sẽ khác nhau.
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy da rất sạch sẽ, tuy nhiên da lại là nơi cư trú của hàng tỷ vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm da,… và tế bào da chết, chất bài tiết cùng sống chung với nhau, tạo thành một hệ sinh thái vô cùng phong phú trên bề mặt da. Các vi sinh vật sống này đã tạo thành một hàng rào bảo vệ sinh học để chống lại sự tấn công tiềm tàng của các sinh vật lạ hoặc các chất độc hại. Nếu không có những vi sinh vật này, chúng ta không có khả năng tự vệ và dễ mắc bệnh hơn.
Đặc điểm tế bào da như thế nào?
Da con người bao gồm ba lớp riêng biệt: Thượng bì, trung bì và hạ bì, với mức độ chuyên môn hóa khác nhau trong mỗi lớp.
Thượng bì (Biểu bì)
Lớp biểu bì là lớp bề mặt ngoài cùng mà ta có thể sờ được và có hoạt tính sinh học mạnh nhất trong số các lớp nhờ vào khả năng liên tục đổi mới. Lớp biểu bì được hình thành từ bốn đến năm lớp tế bào được tạo ra chủ yếu từ tế bào sừng mô liên kết nằm bên dưới lớp hạ bì. Dựa vào đặc điểm của tế bào sừng qua từng giai đoạn mà chia biểu bì thành 4 lớp từ trong ra ngoài bao gồm lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và lớp sừng. Lớp biểu bì bề mặt trải qua quá trình sừng hóa, đây là một trong những quá trình thích nghi để cung cấp cho cơ thể một hàng rào chống lại các yếu tố bên ngoài.
Trong lớp biểu bì, Keratinocytes là những tế bào thường gặp nhất, còn lại là các tế bào không có biểu mô và ít phong phú hơn nằm xen kẽ giữa các tế bào sừng bao gồm tế bào hắc tố có vai trò sản xuất melanin tạo màu sắc cho da, tế bào Merkel có vai trò xúc giác và tế bào Langerhans có vai trò trình diện kháng nguyên.
Trung bì
Dưới lớp biểu bì là trung bì. Đa phần vị trí của các lớp hạ bì trên cơ thể thường dày dưới 2 mm, ngoại trừ ở lưng của người trưởng thành có thể dày tới 4 mm. Loại tế bào da chủ yếu ở lớp này là nguyên bào sợi tạo ra collagen và các protein khác.
Lớp hạ bì phân chia thành hai khu vực riêng biệt bao gồm lớp hạ bì nhú bề mặt (mỏng) và lớp hạ bì mô lưới (dày).
- Lớp nhú bề mặt: Là nơi tiếp nối của biểu bì và hạ bì, nó nằm ở phần bề mặt của lớp hạ bì và liên kết chặt chẽ với lớp đáy của biểu bì. Sở dĩ gọi là lớp “nhú” vì nó được hình thành bởi một lượng lớn mô liên kết và nhô về phía lớp đáy của biểu bì tạo thành bề mặt tiếp xúc lượn sóng.
- Lớp mô lưới: Chiếm phần lớn lớp hạ bì và có hàm lượng chất xơ dày đặc. Phần dưới tiếp xúc với mô mỡ dưới da, khắp nơi đều có mạch máu và dây thần kinh.
Trung bì là lớp dày nhất trong 3 lớp và chứa rất nhiều cấu trúc bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông, dây thần kinh, các thụ thể cảm giác (các thụ thể cảm nhận cơ học, nhiệt độ và cơn đau) và mạng lưới mạch máu, mạch bạch huyết phong phú.
Hạ bì (chân bì/mô dưới da)
Lớp hạ bì được tạo thành từ mô liên kết lỏng lẻo và biến đổi thành mô mỡ dưới da vì thế mà không có ranh giới rõ ràng giữa trung bì và hạ bì. Tại đây là nơi tập trung các mạch máu lớn nuôi da, dây thần kinh, mô liên kết (collagen và elastin),… Qua đó các chất dinh dưỡng có thể được vận chuyển đến da.
Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của rối loạn lên đồng là gì?
Chức năng của từng lớp da
Thượng bì
Người xưa thường có quan điểm về cái đẹp thể hiện qua 3 yếu tố “Nhất dáng nhì da thứ ba là tóc”. Lớp biểu bì của da là nơi phản ánh trực tiếp diện mạo và sức khỏe của bạn. Vì chứa các tế bào hắc tố nên nó sẽ quyết định màu da của bạn – yếu tố quan trọng mang lại vẻ đẹp cho làn da. Ngoài ra, nó còn phản ảnh kết cấu, độ bóng, độ trong suốt của da, tất cả đều liên quan đến trạng thái của lớp biểu bì.
Bề mặt của da là sự kết hợp của lipid do tế bào sừng tiết ra cộng với bã nhờn và mồ hôi đã tạo ra một rào cản vật lý chống lại tác nhân xâm lược. Đây mới là tác dụng lớn nhất của lớp biểu bì. Đồng thời, đây là nơi trú ngụ của hệ vi khuẩn bình thường, cho nên pH của da luôn dao động trong khoảng 4,5 – 6,0, từ đó duy trì làn da khỏe mạnh.
Trung bì
Trung bì là nơi chứa các bó collagen giúp các tế bào liên kết với nhau tạo sự đàn hồi, săn chắc, mềm mại cho da. Trong thẩm mỹ, các loại mỹ phẩm thường nên ưu tiên bào chế ở dạng có thể thấm đến lớp trung bì vì tại đây mới có thể hấp thu một số chất và giúp phục hồi da. Ngoài ra, trung bì còn đảm nhận vai trò điều hòa thân nhiệt qua thoát mồ hôi, đào thải chất độc hay chất bã và vai trò xúc giác.
Hạ bì
Trong mô dưới da, mỡ dưới da có thể đệm các kích thích cơ học bên ngoài, giúp da dễ dàng cử động, đồng thời có vai trò ngăn ngừa nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Mô mỡ cũng rất quan trọng đối với vẻ ngoài của làn da, nếu mô mỡ quá ít sẽ cảm thấy bạn gầy trơ xương, nhưng mô mỡ tích tụ quá mức khiến các bộ phận trở nên to hơn và nhìn không cân đối nữa. Cho nên, mô mỡ phù hợp cũng rất quan trọng cho vẻ đẹp của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Người bị cao huyết áp nên làm gì để giúp việc điều trị hiệu quả?
Tóm lại, da không chỉ là cơ quan bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, mà còn là cơ quan chính mang lại vẻ đẹp cho con người. Độ dày và độ đàn hồi của da phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, cách ăn uống và lối sống. Hy vọng bài viết
về đặc điểm tế bào da này sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về làn da của bạn.
Xem thêm:
Da có cấu tạo như thế nào? Chức năng của da đối với cơ thể là gì?
Cấu tạo của tế bào biểu mô là gì? Chức năng của tế bào biểu mô
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể