Chụp MRI gan: Vai trò, ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện

Hiện nay, các bệnh lý về gan đang có xu hướng gia tăng một cách chóng mặt và bất cứ ai cũng có thể mắc các bệnh lý về gan. Kỹ thuật chụp MRI ra đời giúp hỗ trợ chẩn đoán rất nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm các bệnh lý về gan. Cùng Kenshin tìm hiểu kỹ thuật chụp MRI gan ngay bạn nhé.

Bạn đang đọc: Chụp MRI gan: Vai trò, ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện

Chụp MRI gan là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn hiện đại và được áp dụng phổ biến hiện nay. Bài viết sức khỏe hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh kỹ thuật này.

Tổng quan về phương pháp chụp MRI gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa. Khi gan có bất thường sẽ gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, việc phát hiện sớm các tổn thương gan, nhất là khối u ác tính là rất cần thiết bởi điều này giúp người bệnh có thể can thiệp điều trị kịp thời từ đó tăng khả năng sống sót của người bệnh.

Mặc dù hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh siêu âm và chụp CT được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh về gan nhưng so với chụp MRI gan thì chụp MRI có phần vượt trội hơn. Điều này được lý giải bởi độ phân giải hình ảnh cao cộng thêm khả năng tương phản mô mềm tốt của chụp MRI có thể cung cấp các thông tin về tổn thương gan khu trú, di căn, bệnh đường mật, bệnh mạch máu gan, bao gồm cả các tổn thương nhỏ. Vậy chụp MRI gan là gì?

Chụp MRI gan hay chụp cộng hưởng từ gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mô phỏng lại hình ảnh của gan thông qua việc sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính. Việc chụp MRI kết hợp với sử dụng thuốc tương phản còn cải thiện tốt hơn khả năng mô tả đặc điểm của tổn thương ở gan.

Chụp MRI gan: Vai trò, ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện 1

Chụp MRI gan là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng rộng rãi hiện nay

Vai trò của chụp MRI gan trong chẩn đoán bệnh

Trên thực tế, chụp cộng hưởng từ gan mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh trong công tác chẩn đoán cũng như điều trị nhiều bệnh lý khác mà các kỹ thuật khác khó có thể phát hiện. Dưới đây là một số vai trò của chụp MRI gan, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Phát hiện các khối u gan, u máu, các tổn thương dạng nốt khu trú nhu mô gan và các bất thường về mạch máu trong gan.
  • Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ, lắng đọng sắt, xơ gan, tổn thương di căn và các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng hay áp xe gan.
  • Ngoài ra, cộng hưởng từ gan còn giúp phát hiện các bệnh lý ở các tạng lân cận trong ổ bụng như u tụy, tổn thương tuyến thượng thận, sỏi thận, nang thận, sỏi túi mật…

Ưu và nhược điểm của chụp MRI gan

Cũng giống như các kỹ thuật cận lâm sàng khác, chụp MRI cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là ưu và nhược điểm của phương pháp chụp MRI gan, bạn đọc có thể tham khảo:

Ưu điểm

Chụp MRI gan có những ưu điểm như sau:

  • Chụp MRI gan không phụ thuộc vào kỹ năng của bác sĩ giống như trong siêu âm bởi MRI là sử dụng máy chụp cộng hưởng từ để chụp lại hình ảnh.
  • So với siêu âm và chụp X-quang thì MRI cho ra hình ảnh rõ nét và chi tiết hơn.
  • Chụp MRI nói chung và MRI gan nói riêng có độ nhạy cao, đặc biệt là có khả năng phân biệt giữa tổn thương gan khu trú có kích thước nhỏ và di căn gan tốt hơn CT, kể cả là CT đa lát cắt.
  • Khác với chụp CT, chụp MRI không sử dụng bức xạ. Chính vì thế phương pháp này khá an toàn với phụ nữ mang thai và trẻ em.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì chụp MRI gan cũng có những nhược điểm nhất định, cụ thể:

  • Chi phí chụp MRI khá cao và không phải cơ sở y tế nào cũng được trang bị máy chụp MRI.
  • So với CT thì chụp MRI tốn nhiều thời gian hơn.
  • Chụp MRI có một số chống chỉ định với những đối tượng bệnh nặng có thiết bị hồi sức bên người hoặc người có thiết bị kim loại trong người.

Chụp MRI gan: Vai trò, ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện 2

Kết quả hình ảnh cho ra từ kỹ thuật chụp MRI gan rõ nét và chi tiết

Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ gan

Chụp cộng hưởng từ gan có sử dụng thuốc đối quang từ tiêm tĩnh mạch, chính vì vậy mà trước khi tiến hành chụp MRI gan, người bệnh cần làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan và thận trước. Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó khai thác các yếu tố nguy cơ về sốc phản vệ, dị ứng thuốc và các yếu tố bệnh nền để đưa ra quyết định có thực hiện tiêm thuốc hay không. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Sau đó, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh thay đồ đồng thời tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại. Để hình ảnh thu được có chất lượng tốt nhất, tránh rung mờ, trước khi chụp, các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tập hít thở. Kỹ thuật viên tiến hành đeo tai nghe cho người bệnh để vừa liên lạc, vừa giúp giảm bớt tiếng ồn phát ra từ máy.

Thời gian diễn ra kỹ thuật này sẽ kéo dài trong vòng từ 20 đến 30 phút, sau khi kết thúc quá trình chụp, người bệnh sẽ xuống nằm nghỉ tại phòng cấp cứu để chờ kết quả cũng như theo dõi phản ứng sau tiêm thuốc.

Tìm hiểu thêm: Một số dấu hiệu thần kinh khu trú phổ biến

Chụp MRI gan: Vai trò, ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện 3
Quá trình chụp MRI gan thường kéo dài từ 20 đến 30 phút

Chụp MRI gan cần lưu ý những gì?

Để quá trình chụp MRI diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, khi chụp MRI nói chung và chụp MRI gan nói riêng, người bệnh cần nắm được một số lưu ý sau đây:

  • Chụp MRI gan chống chỉ định với người bệnh đặt máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, cấy ghép kim loại, người có mảnh đạn hoặc dị vật kim loại trong người.
  • Chụp MRI gan là kỹ thuật có sử dụng thuốc đối quang từ, chính vì thế mà người bệnh nên nhịn ăn trước 6 đến 8 tiếng. Trước khi chụp, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng cũng như bệnh nền mà bản thân đang mắc phải. Điều này giúp giảm nguy cơ sốc phản vệ.
  • Trong quá trình thực hiện chụp cộng hưởng từ có các bước nín thở do vậy nếu người bệnh phối hợp không tốt sẽ dễ bị rung mờ. Lúc này, người bệnh cần lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của kỹ thuật viên để thu được kết quả rõ nét, tránh nhiễu phim, gây khó khăn cho công tác chẩn đoán.
  • Trong quá trình chụp MRI nếu cảm thấy bất thường cần báo ngay với kỹ thuật viên để được xử lý kịp thời, nhất là sau khi tiêm thuốc đối quang từ.
  • Đối với các trường hợp người già và trẻ nhỏ mắc hội chứng sợ buồng kín thì có thể cho người nhà hỗ trợ bên trong phòng chụp.

Chụp MRI gan: Vai trò, ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện 4

>>>>>Xem thêm: Đẩy lùi viêm xoang, viêm mũi bằng 7 loại thực phẩm quen thuộc

Người bệnh cần thông báo tiền sử dị ứng và bệnh nền cho bác sĩ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề chụp MRI gan mà Kenshin đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng, ưu nhược điểm, quy trình thực hiện cũng như một số lưu ý khi chụp MRI gan. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và đừng quên truy cập web Kenshin mỗi ngày để cập nhật thêm những bài viết sức khỏe mới nhất nhé.

Xem thêm:

  • Phương pháp chụp MRI khớp vai là gì? Khi nào cần thực hiện?
  • Chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý khi thực hiện?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *