Polyp cổ tử cung là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy, Polyp cổ tử cung có gây ung thư không là vấn đề được nhiều chị em rất quan tâm.
Bạn đang đọc: Polyp cổ tử cung có gây ung thư không?
Polyp cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trên 20 tuổi, nhất là những người đã mang thai nhiều lần. Tuy phần lớn các trường hợp polyp là lành tính, nhưng cũng có những trường hợp tiến triển thành ác tính. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Polyp tử cung là gì? Polyp cổ tử cung có gây ung thư không và các phương pháp điều trị bệnh lý này nhé!
Contents
Polyp cổ tử cung là gì?
Polyp cổ tử cung là sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung. Nó là những khối u nhỏ, có thể phát triển ở bất cứ đâu trong lòng tử cung, nên còn được gọi là polyp lòng tử cung hay polyp nội mạc tử cung.
Polyp không bao giờ xảy ra trước khi bắt đầu có kỳ kinh nguyệt. Bệnh lý này phổ biến hơn trong thời kỳ mang thai, có thể nguyên nhân là sự gia tăng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ.
Nếu bị polyp, thường chỉ có 1 hoặc 2 – 3 polyp, hình tròn hoặc hình bầu dục và có màu đỏ anh đào hoặc màu trắng xám. Kích thước của polyp thường nhỏ, từ vài milimet đến vài cm. Đa số polyp là những khối u nhỏ lành tính, tuy nhiên vẫn có trường hợp gây ra những biến chứng nặng như kinh nguyệt nhiều, khó thụ thai, chảy máu âm đạo sau mãn kinh. Một số polyp có thể phát triển thành ung thư.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung
Trước khi tìm hiểu về polyp cổ tử cung có gây ung thư không, hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng nhé!
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây polyp cổ tử cung hiện vẫn chưa được xác định rõ và đang nghiên cứu. Có nhiều yếu tố được cho rằng có liên quan làm tăng nguy cơ mắc polyp cổ tử cung ở phụ nữ, trong đó phổ biến nhất là sự gia tăng nồng độ của estrogen nội sinh hay ngoại sinh. Chính vì vậy, phần lớn phụ nữ bị polyp cổ tử cung nằm ở độ tuổi 40 – 50 tuổi, người đã qua nhiều lần sinh đẻ và tiền mãn kinh. Bệnh lý này hiếm gặp ở độ tuổi dưới 20, thời kỳ hậu mãn kinh vẫn có nguy cơ nhưng ít hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra những đối tượng sau có nhiều khả năng mắc polyp cổ tử cung hơn:
- Phụ nữ bị béo phì (Chỉ số BMI ≥ 30);
- Phụ nữ bị cao huyết áp;
- Phụ nữ đang uống thuốc điều trị ung thư vú như Tamoxifen;
- Phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone có lượng estrogen cao;
- Phụ nữ mắc hội chứng Lynch hoặc Cowden.
Bệnh polyp cổ tử cung thường đi kèm với các triệu chứng chảy máu âm đạo hoặc dịch tiết âm đạo bất thường, cũng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chính vì thế, việc thăm khám phụ khoa định kỳ là rất cần thiết để tìm ra bệnh và chữa trị từ sớm. Hoặc khi có các dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường, bao gồm chảy máu sau mãn kinh hay kinh nguyệt không đều thì chị em cần đi khám để được chẩn đoán.
Polyp cổ tử cung có gây ung thư không?
Như đã đề cập, đa số polyp tử cung là u lành tính. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
- Âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt do tăng tiết dịch âm đạo, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,…
- Nếu bị polyp lòng tử cung, sẽ tăng nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Phụ nữ mang thai bị polyp cổ tử cung dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non, tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo
- Tình trạng thiếu máu mạn tính do xuất huyết tử cung
- Bị polyp cổ tử cung cũng có biến chứng gây vô sinh và hiếm muộn.
Vậy polyp cổ tử cung có gây ung thư không? Có khoảng 1% polyp có thể tiến triển ác tính thành ung thư bởi nó có thể phát triển từ các vị trí khác nhau của tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, polyp lòng tử cung có thể bị viêm nhiễm hoặc hoại tử. Nếu hiện tượng này lan rộng thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Tìm hiểu thêm: Cắm vis là gì? Khi nào cần phải cắm vis?
Phương pháp điều trị polyp cổ tử cung
Việc đưa ra phương pháp điều trị polyp cổ tử cung dựa vào từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ khuyến khích những phương pháp phù hợp, có thể là theo dõi để polyp tự biến mất, hoặc can thiệp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật.
Thông thường, những chị em đang trong độ tuổi sinh sản và polyp cổ tử cung không gây triệu chứng đặc biệt sẽ được theo dõi. Còn nếu có các triệu chứng rõ ràng hoặc bị polyp cổ tử cung sau mãn kinh, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị tạm thời hoặc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ polyp cổ tử cung bằng phương pháp nội soi.
Trong một số trường hợp, nếu phụ nữ không có nhu cầu sinh thêm con nữa thì có thể cắt bỏ nội mạc tử cung để ngăn chặn sự phát triển của các polyp.
Việc cắt bỏ polyp cổ tử cung không nguy hiểm, là thủ thuật nhỏ an toàn, không xâm lấn. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng cắt bỏ polyp cổ tử cung không có nghĩa là ngăn hoàn toàn các khối u nang mọc lại. Những người từng bị polyp cổ tử cung có nhiều nguy cơ bị tái lại nên cần phải đi khám vùng chậu định kỳ.
>>>>>Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của lông mũi
Còn với những người chưa bị polyp cổ tử cung, hãy phòng ngừa bằng một số cách đơn giản sau:
- Mặc đồ lót bằng cotton hoặc các chất liệu thông thoáng, lưu thông không khí tốt.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Nên khám vùng chậu thường xuyên, tiến hành xét nghiệm Pap để phát hiện polyp cổ tử cung sớm
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, xét nghiệm Pap 3 – 5 năm/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, polyp cổ tử cung có gây ung thư không? Phần lớn polyp cổ tử cung là lành tính, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể gây nguy hiểm và kéo theo nhiều bệnh lý khác. Do đó, nếu đang bị mắc bệnh này thì chị em phải thăm khám và phối hợp phác đồ điều trị của bác sĩ nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể