Chạy tiếp sức là gì? Kỹ thuật chạy tiếp sức có mấy giai đoạn là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bộ môn chạy tiếp sức thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Chạy tiếp sức là gì? Chạy tiếp sức gồm những giai đoạn nào?
Chạy tiếp sức là một trong những bộ môn điền kinh phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chạy tiếp sức là gì và chạy tiếp sức có mấy giai đoạn. Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Chạy tiếp sức là gì?
Chạy tiếp sức là một môn thể thao được xếp vào bộ môn thi đấu điền kinh, cụ thể chạy tiếp sức là gì thì không phải ai cũng biết. Đây là bộ môn được chia thành nhiều đội, mỗi thành viên trong đội sẽ hỗ trợ nhau để hoàn thành cuộc đua. Đội nào về đích sớm nhất sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Thông thường mỗi đội chạy tiếp sức sẽ có 4 thành viên và dụng cụ không thể thiếu đó là một chiếc gậy để các thành viên chuyền cho nhau và khi đến vạch đích thì dừng lại, thời gian chuyền gậy thường là 2,2 giây. Kết quả của cuộc thi sẽ dựa vào thời gian các đội hoàn thành quãng đường chạy theo quy định. Hiện nay, các cuộc thi chạy tiếp sức phổ biến như chạy tiếp sức nam, chạy tiếp sức nữ hoặc chạy tiếp sức cả nam và nữ với nhiều cự ly khác nhau bao gồm: 4x100m, 4x200m, 4x400m hoặc 4x800m,…
Vị trí các vận động viên trong cuộc thi chạy tiếp sức
Trước tiên để biết được chạy tiếp sức có mấy giai đoạn, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vị trí các vận động viên trong cuộc thi chạy tiếp sức nhé. Việc sắp xếp vị trí các vận động viên trong đội hợp lý và khoa học giúp đội đạt thành tích tốt nhất. Tùy thuộc vào ưu điểm và khuyết điểm của từng vận động viên trong đội mà có vị trí chạy thích hợp. Cách sắp xếp vị trí các vận động viên trong đội thi như sau:
- Người chạy ở vị trí đầu tiên là một vận động viên có kỹ thuật xuất phát, phản xạ tốt nhất và có kỹ thuật trao gậy tốt nhất trong đội thi.
- Người chạy ở vị trí thứ hai là vận động viên có sức bền và biết phối hợp ăn ý.
- Người chạy ở vị trí thứ ba là vận động viên có tốc độ vượt bậc và có kỹ thuật nhận gậy chuẩn xác nhất.
- Người chạy ở vị trí cuối cùng là vận động viên có tâm lý bình tĩnh, tự tin và có khả năng chạy nước rút tốt nhất đội.
Chạy tiếp sức gồm những giai đoạn nào?
Sau khi tìm hiểu về chạy tiếp sức là gì, chúng ta cũng cần hiểu về những giai đoạn chạy tiếp sức. Thông thường chạy tiếp sức gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn khởi động và xuất phát
Khởi động được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong thi đấu. Các vận động viên trước khi tham gia cuộc thi đều cần phải khởi động để làm nóng cơ thể, tránh trường hợp bị căng cơ trong quá trình thi đấu và tăng tính dẻo dai cho cơ thể.
Người chạy ở vị trí đầu tiên cần được lưu ý do bạn là người nắm vai trò khởi động cho cả đội thi. Khi bạn nắm rõ kỹ thuật xuất phát chạy tiếp sức sẽ giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi và giúp nhịp chạy trở nên nhanh hơn.
Giai đoạn chạy giữa quãng
Ở giai đoạn này, các vận động viên cần chú ý điều chỉnh cơ thể để ổn định nhịp chạy. Ví dụ như điều chỉnh nhịp thở, nhịp đánh tay, giữ tâm lý ổn định để giữ tốc độ chạy và chuẩn bị tốt cho giai đoạn về đích.
Giai đoạn tăng tốc
Quá trình chạy tăng tốc, vận động viên cần chú ý đến nhịp thở và nhịp tim của bản thân. Cách tốt nhất là hãy hít thở thật sâu và thở ra toàn bộ nhằm cung cấp oxy cho cơ thể. Lưu ý rằng vận động viên không nên vung tay quá mạnh trong giai đoạn này để tránh mất sức.
Giai đoạn trao gậy
Khi thực hiện vòng đua của mình, vận động viên luôn cầm gậy cho đến khi gần đến người tiếp theo thì thành viên có nhiệm vụ trao lại gậy cho đồng đội. Các thành viên còn lại cũng lặp lại việc trao gậy cho đến khi tất cả hoàn thành vòng đua của đội mình.
Đây là giai đoạn cần thực hiện đúng kỹ thuật để tiết kiệm thời gian. Vận động viên cần tránh ảnh hưởng đến tư thế và động tác xuất phát của đồng đội để đạt thành tích tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị da nhiễm corticoid an toàn
Giai đoạn về đích
Ở giai đoạn về đích, vận động viên cần giảm tốc độ một cách từ từ. Lưu ý rằng bạn không nên ngồi xuống ngay sau khi hoàn thành vòng chạy mà cần đi lại và hít thở đều để tránh trường hợp nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bù lại năng lượng đã mất trong quá trình thi đấu cho cơ thể mình.
Tác dụng của chạy tiếp sức đối với sức khỏe
Với phân tích ở trên ắt hẳn bạn đọc cũng đã hình dung ra chạy tiếp sức là gì. Đây không những là bộ môn phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới tính mà còn mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe như:
- Phát triển thể chất toàn diện: Chạy tiếp sức giúp cơ thể trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn từ đó tăng sức bền và phát triển thể chất.
- Đốt cháy calo: Mặc dù chạy tiếp sức ở quãng đường ngắn nhưng vẫn giúp bạn săn chắc cơ bắp, đốt cháy calo hiệu quả và cải thiện vóc dáng.
- Nâng cao hệ miễn dịch: Chơi các môn thể thao bao gồm cả chạy bộ thường xuyên giúp các tế bào bạch cầu trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt động giúp giải phóng hormon endorphin giúp bạn giảm bớt căng thẳng, cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
- Hỗ trợ tăng cường trí nhớ: Chạy tiếp sức giúp não tiết ra một số chất trong đó có endorphin giúp bạn dễ tập trung hơn. Đồng thời với đó trí nhớ cũng được cải thiện đáng kể.
- Giúp xương chắc khỏe: Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường xuyên vận động thể dục thể thao thường ít mắc bệnh xương khớp hơn. Đối với người ít vận động sẽ có khả năng mắc các bệnh xương khớp cao đến 1,59 lần.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Độ mờ da gáy 1.0 mm có bình thường không?
Những lưu ý khi tham gia chạy tiếp sức
Dù là vận động viên chuyên nghiệp hoặc người tham gia luyện tập nâng cao sức khỏe thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn, tránh những tổn thương không đáng có như:
- Khởi động kỹ càng: Đây là điều cực kỳ quan trọng. Bạn nên thực hiện các bài tập khởi động trong khoảng từ 7 – 10 phút để cơ thể thích nghi với các chuyện động tránh những chấn thương nghiêm trọng.
- Không ngồi ngay sau hoàn thành đường chạy: Bạn nên giảm tốc từ từ, đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể trở lại bình thường sau khi về đích.
- Bổ sung dinh dưỡng sau khi chạy: Sau khi hoàn thành đường chạy bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ. Bạn nên uống đủ nước và hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
Bài viết trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về chạy tiếp sức là gì. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về bộ môn chạy tiếp sức cũng như hiểu được các giai đoạn chạy tiếp sức. Chạy tiếp sức mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe vì vậy hãy dành thời gian luyện tập bạn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể