Đau đầu không rõ nguyên nhân là một vấn đề phổ biến của nhiều người. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, phải làm gì khi bạn bị đau đầu không rõ nguyên nhân? Những yếu tố nào có thể gây ra đau đầu? Có những biện pháp phòng ngừa nào?
Bạn đang đọc: Phải làm gì khi bị bệnh đau đầu không rõ nguyên nhân?
Có lẽ bất kỳ ai trong số chúng ta đều đã từng trải qua một cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, thậm chí cơn đau đầu còn kéo dài hơn một ngày. Thực tế, có rất nhiều lý do để giải thích tại sao cơn đau đầu kéo dài liên tục, từ những thay đổi nội tiết tố cho đến các tình trạng sức khoẻ khác nghiêm trọng hơn.
Đau đầu không rõ nguyên nhân là một vấn đề phổ biến của nhiều người
Contents
Tình trạng đau đầu và cơ chế gây đau đầu
Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Đau đầu có thể đến đột ngột, nhất là khi bạn đang căng thẳng, khi làm việc nhiều trên máy tính, sử dụng rượu bia, chất kích thích…, nhưng cơn đau cũng có thể ập đến, kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
Có đến 80% các cơn đau đầu là lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng một số lại là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Những cơn đau đầu khiến cơ thể bạn mệt mỏi, hay cáu gắt, kém tập trung, chất lượng công việc kém. Nếu tình trạng đau đầu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, cao huyết áp, giảm tiết men tiêu hóa, chán ăn, sút cân, các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường,…
Cơ chế của đau đầu thực chất là phản ứng của hệ thần kinh với sự kích thích của não do các yếu tố như thiếu máu, viêm nhiễm, khối u, bệnh lý thần kinh não, xoắn mạch máu não, các bệnh lý khác… Đau đầu cũng có thể do ảnh hưởng của ngoại cảnh như môi trường ồn ào, ánh sáng quá mạnh…
Đặc biệt, nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng bất thường như đau đầu chóng mặt buồn nôn…, hoặc những cơn đau dai dẳng, kéo dài trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Các yếu tố gây đau đầu không rõ nguyên nhân
Các yếu tố bệnh lý gây đau đầu không rõ nguyên nhân
Viêm xoang
Tỷ lệ người bị viêm xoang bị đau đầu rất cao, lên đến 90% mà triệu chứng là đau đầu hoặc đau nửa đầu. Tình trạng này cần điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu, cơn đau đầu sẽ hết dần. Bạn có thể tìm hiểu thêm dấu hiệu nhận biết viêm xoang gây đau đầu.
Bệnh tăng nhãn áp
Các bác sĩ tin rằng hệ thần kinh mắt cũng có liên quan đến chứng đau đầu. Rối loạn điều tiết hoặc tăng nhãn áp có thể gây đau đầu một bên và suy giảm thị lực.
Các bệnh mãn tính khác
Đau đầu không rõ nguyên nhân đôi khi xuất phát từ các bệnh mãn tính liên quan như huyết áp cao, tiểu đường, đau cơ xơ hóa…, cần được các cơ sở y tế chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.
Tai biến mạch máu não
Đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu não. Đặc biệt nếu đau đầu kèm theo mất thăng bằng, thay đổi thị lực hoặc nôn mửa thì cần đi khám ngay chuyên khoa thần kinh ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não.
Tìm hiểu thêm: Viêm cơ tim cấp ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Dấu hiệu phụ huynh cần lưu ý
Đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu nãoDi chứng của chấn thương vùng đầu
Chấn thương vùng đầu từ nặng đến nhẹ, cũng dễ bị chấn thương và tụ máu, đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đau đầu. Để khắc phục, bệnh nhân cần được thăm khám và phẫu thuật giải phóng chèn ép dây thần kinh và dẫn lưu huyết tụ.
Đau đầu không rõ nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý
Ngoài nguyên nhân do bệnh lý gây ra, đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác như:
- Bị căng thẳng thần kinh.
- Thường lo lắng, suy nghĩ nhiều do áp lực cuộc sống.
- Não thiếu máu và oxy do cơ thể bị mất nước.
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh ở phụ nữ sau sinh.
- Những thói quen xấu, thức khuya hoặc làm việc vào những thời điểm khác nhau có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giờ giấc.
- Thường uống quá nhiều cà phê.
Những cơn đau đầu này đến từ môi trường, có tính chất lặp đi lặp lại và không quá nghiêm trọng. Người bệnh chỉ cần lưu ý và thay đổi thời gian, thói quen sinh hoạt là có thể khắc phục được tình trạng này.
Bị đau đầu không rõ nguyên nhân thì cần phải làm gì?
Nếu đau đầu do ngoại lực, không phải do bệnh lý, bạn có thể tham khảo một số phương pháp giảm đau đầu không cần thuốc hiệu quả:
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết.
- Thư giãn và giảm căng thẳng.
- Không uống hoặc hạn chế đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Đi ngủ đúng giờ.
- Nên tránh tiếng ồn cũng như phòng ngủ được thiết kế với ánh sáng phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị chứng đau đầu không rõ nguyên nhân
Đối với những bệnh nhân đau đầu không rõ nguyên nhân, kéo dài hàng tuần, hàng tháng thì cần đi khám chuyên khoa thần kinh để tìm đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Thời gian điều trị chứng đau đầu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm các loại thuốc điều trị chứng đau đầu hiệu quả. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc điều trị đau đầu không rõ nguồn gốc, vì vậy người bệnh cần tìm mua sản phẩm ở nơi uy tín.
>>>>>Xem thêm: Review sữa rửa mặt Bioderma dành cho da dầu
Người bệnh cần tìm mua thuốc điều trị đau đầu ở nơi uy tín, đảm bảo an toàn và chất lượngVới nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc sức khỏe, Kenshin xin giới thiệu đến bạn sản phẩm thuốc Panactol 500Mg Khánh Hòa giảm đau và hạ sốt nhẹ chứa dược chất chính là paracetamol.
Với nhiều công dụng hữu hiệu trong hầu hết các chứng đau và sốt như đau đầu bao gồm đau nửa đầu, đau căng đầu, đau răng, đau lưng, đau cơ và khớp, đau bụng kinh, đau họng và giảm sốt…, thuốc Panactol được rất nhiều người quan tâm và tin dùng. Bạn có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng nhà thuốc Kenshin hoặc đặt hàng trên trang website của Kenshin nhé.
Xem thêm:
- Đau đầu hai bên thái dương: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Đau đầu mất ngủ nguyên nhân do đâu?
- Làm thế nào để giảm đau đầu do suy nhược thần kinh?
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể