Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết

Từ khi sinh ra, trẻ có hệ miễn dịch non yếu, chưa trưởng thành. Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ (US CDC), cho đến trước 2 tuổi, trẻ sẽ phòng được 14 bệnh bằng vắc xin. Do đó với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, vắc xin nói chung càng thể hiện được giá trị trong phòng ngừa đặc hiệu những bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Vắc xin ngừa vi rút Rota nói riêng cũng đóng góp vào quá trình phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé, phụ huynh cần biết những lưu ý khi cho trẻ uống Rota.

Bạn đang đọc: Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết

Trong bối cảnh mỗi chúng ta ngày càng quan tâm đến việc chủ động phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân, cũng như gia đình và toàn cộng đồng. Vắc xin phòng ngừa bệnh do vi rút Rota gây ra, đã đóng góp vào sứ mệnh chung, nhằm ngăn ngừa căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây và có thể ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng của trẻ em – Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút Rota. Dưới đây là những lưu ý khi cho trẻ uống Rota, nhằm mang lại sự an toàn và bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.

Vi rút Rota và nguy cơ đối với trẻ nhỏ

Vi rút Rota, một tác nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, đặt ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Không chỉ gây ra triệu chứng tiêu chảy, vi rút này còn có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính đáng kể như tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng và về hậu quả lâu dài là suy dinh dưỡng. Việc nhận biết và điều trị bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng, nguy hiểm.

Vi rút Rota lây nhiễm dễ dàng vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, một số trường hợp có thể lây qua đường hô hấp, hoặc thậm chí thông qua tiếp xúc với những đồ vật nhiễm vi rút. Điều đặc biệt đáng lưu ý là vi rút Rota sống bền vững trong môi trường, có thể sống nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn. Loại vi rút này vẫn ổn định và có khả năng gây bệnh khi sống trong phân một tuần. Vi rút Rota không dễ dàng bị loại bỏ bằng các biện pháp vệ sinh thông thường.

Tại nước ta,ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín. Tại Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota. Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân.

Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi ít bị bệnh vì có sẵn kháng thể do mẹ truyền cho, kháng thể trong huyết thanh cao ở thời kỳ sơ sinh, trẻ từ 3-6 tháng kháng thể giảm rồi tăng dần sau đó đạt cao điểm lúc 2 tuổi và duy trì trong nhiều năm. Tính miễn dịch đối với vi rút Rota xuất hiện phần lớn ở trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh nhưng không bền vững nên bệnh vẫn có thể bị mắc lại.

Như vậy, thời kỳ trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Chủng ngừa vắc xin phòng chống vi rút Rota, là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ bé khỏi nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng tiềm ẩn. Việc đưa trẻ đi uống vắc xin đúng lịch trình sẽ là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn này.

Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết 1

Vi rút Rota gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Thời điểm cho trẻ uống vắc xin ngừa Rota thích hợp

Thời điểm tốt nhất để trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota được xác định rõ trong lịch tiêm chủng, đây cũng là một trong những lưu ý khi cho trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota. Các bác sĩ thường khuyến nghị phụ huynh thực hiện liều vắc xin Rota thứ nhất từ khi trẻ đạt 6 tuần tuổi. Đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu phát triển, và vắc xin có thể kích thích cơ thể sinh miễn dịch nhằm chống lại vi rút Rota.

Liều thứ hai của vắc xin nên được uống ít nhất sau 4 tuần kể từ liều thứ nhất. Quá trình này cho phép hệ miễn dịch của trẻ được nhắc lại, qua đó tăng cường miễn dịch và phản ứng hiệu quả hơn nữa khi tiếp xúc với vi rút Rota.

Đặc biệt, cha mẹ cần hoàn thành lịch uống vắc xin Rota cho con trước khi bé đạt 6 tháng tuổi. Bởi thời điểm bé đạt 3 đến 6 tháng tuổi, lượng kháng thể hay miễn dịch với vi rút Rota bị suy giảm thấp nhất trong giai đoạn này. Điều này là quan trọng để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả nhất trong cơ thể bé và giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota. Sự tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch uống của bác sĩ là yếu tố quyết định để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh.

Tìm hiểu thêm: Top những bệnh viện nào chữa tai biến tốt nhất?

Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết 2
Cha mẹ cần hoàn thành lịch uống vắc xin Rota cho con trước khi bé đạt 6 tháng tuổi

Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota

Mặc dù vắc xin ngừa vi rút Rota được coi là an toàn và có ít tác dụng phụ, nhưng việc quan tâm đến những lưu ý khi cho trẻ uống Rota là cực kỳ quan trọng:

  • Kiểm tra sức khỏe trước và sau khi uống vắc xin: Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc kiểm tra sức khỏe của trẻ cả trước và sau khi uống vắc xin. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ đang trong tình trạng sức khỏe tốt để tiếp tục quá trình chủng ngừa.
  • Nguyên tắc không uống nếu trẻ quá mẫn với thành phần: Nếu trẻ có dấu hiệu mẫn cảm hoặc phản ứng dị ứng đối với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, cha mẹ cần ngưng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Hạn chế uống nếu trẻ bị tiêu chảy: Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc quá nhiều lần sau khi uống vắc xin, không nên tiếp tục đưa trẻ uống liều kế tiếp. Cha mẹ cần đợi đến khi trẻ khỏi bệnh trước khi tiếp tục lịch chủng ngừa.
  • Tuân thủ đúng lịch trình uống: Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch trình uống vắc xin là chìa khóa quan trọng để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả nhất.
  • Theo dõi các biểu hiện phản ứng phụ nhẹ: Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng có thể xuất hiện các biểu hiện như tiêu chảy, nôn ói, chướng bụng, quấy khóc, sốt nhẹ, nổi ban, viêm da… sau khi trẻ uống vắc xin. Các biểu hiện này thường tự giảm đi và bình phục mà không cần can thiệp.

Lưu ý đến các dấu hiệu phản ứng bất lợi nặng: Trong trường hợp trẻ có biểu hiện, dấu hiệu của phản ứng phản vệ như:

  • Mày đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng hoặc nôn.
  • Tụt huyết áp hoặc ngất.
  • Rối loạn ý thức.
  • Hoặc: Nôn nhiều, đau bụng liên tục kèm chướng, hoặc đi ngoài ra máu sau khi uống vắc xin.

Khi trẻ có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào, chúng ta cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhà nhất nhằm được chẩn đoán, xử trí phù hợp, kịp thời và tốt nhất.

Tuy có một số tác dụng phụ nhẹ có thể xuất hiện, nhưng so với những lợi ích to lớn mà vắc xin mang lại.

Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết 3

>>>>>Xem thêm: Nui bao nhiêu calo? Có nên ăn nui trong chế độ ăn kiêng không?

Cha mẹ nên nắm rõ những lưu ý khi cho trẻ uống Rota

Quyết định về việc cho trẻ uống vắc xin ngừa Rota là một quyết định quan trọng. Bạn có thể đưa con đến tất cả các Trung tâm tiêm chủng Kenshin trên toàn quốc để được khám sàng lọc và tư vấn kỹ càng hơn về những lưu ý khi cho trẻ uống Rota, đảm bảo rằng trẻ nhỏ của bạn sẽ nhận được lịch trình chủng ngừa phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của bé.

Trong hành trình bảo vệ sức khỏe cho con yêu, việc cho trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota là một trong những bước cần thiết. Bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ biết về sự nguy hiểm của vi rút Rota và những lưu ý khi cho trẻ uống Rota. Cha mẹ nên cho trẻ uống Rota đúng thời điểm, đủ liệu trình để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Các bài viết liên quan

  1. Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay

  2. Bé 10 tháng tiêm sởi được không?

  3. Các lưu ý sau khi tiêm vaccine Moderna

  4. Tiêm Moderna có sốt không? Biện pháp xử lý sau tiêm sốt 38 độ trở lên

  5. Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin

  6. Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

  7. Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record?

  8. Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?

  9. Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt? Những triệu chứng nào nguy hiểm ba mẹ cần lưu ý sau khi tiêm?

  10. Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vắc xin bại liệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *