Hội chứng phổi – thận là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng phổi thận (pulmonary – renal syndrom) còn có tên gọi khác là hội chứng goodpasture. Đây là một bệnh lý tự miễn dịch dẫn đến các tổn thương ở phổi và thận. Vậy hội chứng phổi – thận có chữa được không và có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Hội chứng phổi – thận là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh tự miễn (Autoimmune Disease) là tình trạng hệ miễn dịch tự tấn công vào các cơ quan khỏe mạnh và làm suy yếu chức năng của các cơ quan đó. Có nhiều bệnh tự miễn khác nhau. Trong đó, có hội chứng phổi – thận là một bệnh tự miễn gây tổn thương cùng lúc ở phổi và thận. Bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm với tính mạng người bệnh.

Hội chứng phổi – thận là gì?

Hội chứng phổi – thận (pulmonary – renal syndrom) còn gọi là hội chứng goodpasture. Hội chứng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn và sản xuất ra các kháng thể chống lại collagen trong phổi và thận khiến cho hai cơ quan này bị tổn thương.

Phổi và thận là hai hệ cơ quan quan trọng hàng đầu của cơ thể. Phổi đảm nhận chức năng hô hấp còn chức năng của thận là lọc máu và chất thải. Hai hai cơ quan này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, Hội chứng phổi – thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác và khiến người bệnh bị tử vong.

hoi-chung-phoi-than-1.webp

Hội chứng phổi – thận là một bệnh tự miễn hiếm gặp

Nguyên nhân gây hội chứng phổi – thận

Nguyên nhân ra hội chứng này đến nay vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, có quan điểm nghiên cứu cho rằng di truyền có thể là một trong số những nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng phổi – thận cũng có thể là do u hạt wegener, SLE, viêm đa vi mạch.

Ngoài ra, bệnh có thể gây ra bởi các nguyên nhân ít phổ biến hoặc hiếm gặp như:

  • Rối loạn mô kết, viêm mạch và tác dụng phụ của các thuốc co mạch (như propylthiouracil) cũng là nguyên nhân ít phổ biến hơn của hội chứng này.
  • Tình trạng rối loạn chức năng globulin miễn dịch (IgA) ở người mắc bệnh thận IgA hoặc bệnh viêm mạch máu liên quan đến IgA.
  • Bệnh viêm cầu thận do lắng đọng phức hợp miễn dịch như cryoglobulin huyết cũng được cho là nguyên nhân ít gặp.
  • Hiếm gặp hơn có thể là do bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh đơn độc thông qua một cơ chế liên quan đến suy thận, phù phổi có huyết động hay quá tải thể tích tuần hoàn cũng có thể gây hội chứng phổi – thận.

Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của hội chứng phổi – thận

Các triệu chứng của hội chứng này trong đa số các trường hợp thường xuất hiện khá chậm, sau đó sẽ ảnh hưởng và từ từ làm tổn thương đến phổi rồi đến thận. Cũng có trường hợp bệnh tiến triển nhanh và mức độ nguy hiểm cao. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng này như:

hoi-chung-phoi-than-2.webp

Người bệnh bị ho nhiều thậm chí ho ra máu khi mắc hội chứng phổi – thận
  • Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống, da xanh xao tái nhợt.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh cũng gặp các triệu chứng khó thở do phổi bị tổn thương.
  • Phổi bị ảnh hưởng gây ra các triệu chứng ho khan, có bệnh nhân ho ra máu. Xuất huyết phổi trong thời gian dài khiến người bệnh bị thiếu máu.
  • Khi hội chứng phổi – thận gây tổn thương đến thận, người bệnh mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Nhiều người bệnh gặp tình trạng tiểu có bọt, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu khó do thận bị ảnh hưởng.
  • Chức năng của thận bị suy giảm cũng khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp, sưng phù chân tay.
  • Ngoài ra, người bệnh còn bị đau vùng dưới xương sườn khi thận bị tổn thương.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng phổi thận

Một số đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc hội chứng phổi – thận cao hơn những người khác như:

  • Nam giới được cho là có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nữ giới.
  • Người trong độ tuổi từ 20 đến 30 hoặc người sau 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm tuổi khác.
  • Theo các thống kê, người da trắng có nguy cơ mắc cao hơn người thuộc các chủng tộc khác.
  • Người tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc diệt cỏ Paraquat hay dung môi hydrocacbon cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao.
  • Ngoài ra, những đối tượng bị phơi nhiễm bụi kim loại, người phải dùng thuốc gây tê cục bộ như cocaine, người hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các chuyên gia cũng đã cho biết một số loại virus, đặc biệt là virus cúm cũng có thể là “thủ phạm” gây hội chứng nguy hiểm này.

Tìm hiểu thêm: Da nhiễm corticoid – Điều trị sao cho hiệu quả?

hoi-chung-phoi-than-3.webp
Chụp X quang phổi – thận để chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán hội chứng phổi – thận

Để chẩn đoán chính xác hội chứng phổi – thận, các bác sĩ không chỉ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng kể trên. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm quan trọng như:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm bằng chứng về tiểu ra máu và các tế bào hồng cầu vì đây là những gợi ý liên quan đến bệnh cầu thận.
  • Xét nghiệm creatinine huyết thanh nhằm đánh giá chức năng thận.
  • Xét nghiệm công thức máu để đánh giá tình trạng thiếu máu.
  • Chụp X quang ngực để tìm ra những tổn thương ở phổi.
  • Để xác định chảy máu phế nang hay thâm nhiễm phổi nhưng không ho ra máu, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm chức năng phổi hay rửa phế quản phế nang.
  • Sinh thiết phổi và thận khi bệnh nhân ho ra máu không rõ nguyên nhân và xuất huyết có kèm viêm mạch máu nhỏ hoặc thâm nhiễm nhu mô lan tỏa.
  • Xét nghiệm kháng thể huyết thanh có thể giúp phân biệt một số tình trạng như lupus ban đỏ, viêm đa mạch u hạt, viêm đa vi mạch. Bệnh nhân mắc hội chứng phổi – thận sẽ có kháng thể kháng màng đáy cầu thận trong kết quả xét nghiệm.

Điều trị hội chứng phổi – thận

Nguyên tắc điều trị hội chứng này là giúp cơ thể chống lại các kháng thể có hại, kiểm soát việc tích tụ chất lỏng, tăng huyết áp và ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Các biện pháp điều trị hội chứng phổi – thận đang được áp dụng như:

hoi-chung-phoi-than-4.webp

>>>>>Xem thêm: Mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Một bệnh nhân mắc hội chứng phổi – thận được lọc máu

Điều trị hội chứng phổi – thận bằng các loại thuốc như:

  • Cho bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch đường uống như cyclophosphamide, corticosteroid với mục đích giúp cơ thể giảm sản xuất kháng thể làm tổn thương phổi, thận và dẫn đến hội chứng phổi – thận. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trong thời gian từ 6 – 12 tháng, tùy thuộc vào tình trạng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.
  • Ngoài dùng thuốc đường uống, nếu bệnh nhân bị chảy máu ở phổi sẽ được chỉ định dùng Corticoid tiêm tĩnh mạch.
  • Các thuốc giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và tụ dịch cũng sẽ được chỉ định.
  • Bệnh nhân cũng sẽ được lọc máu để lọc bỏ các kháng thể có hại trong máu. Biện pháp lọc máu có thể cần áp dụng từ 3 – 4 tháng. Có khoảng 30% người bệnh cần lọc máu kéo dài.
  • Những bệnh nhân có tổn thương thận không thể phục hồi có thể được ghép thận.
  • Một số bệnh nhân được chỉ định đặt máy thở, bổ sung oxy, truyền máu khi bị thiếu máu nặng,…

Hiện nay, không có cách phòng ngừa tuyệt đối hội chứng phổi – thận. Tuy nhiên, người mắc bệnh này có thể hạn chế tác động của hội chứng nên sức khỏe bằng một chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập thể dục vừa sức hàng ngày, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá hay tiếp xúc với chất độc hại,… Điều quan trọng nhất, khi bất cứ ai trong chúng ta nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, hãy đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Xem thêm:

  • Hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi: Nguyên nhân và triệu chứng
  • Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *