Viêm cân mạc hoại tử là gì? Nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này và viêm cân mạc hoại tử có điều trị được không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm cân mạc hoại tử
Ngay dưới da của chúng ta có một mạng lưới phức tạp liên kết lại với nhau, xen lẫn trong khắp hệ thống cơ bắp, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, làm co toàn bộ cấu trúc bên trong cơ thể như một lớp da thứ hai của chúng ta được gọi là cân mạc. Đôi khi, lớp cân mạc này gặp phải tác nhân gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm cân mạc hoại tử.
Contents
Viêm cân mạc hoại tử là gì?
Cân mạc có màu trắng, được hình thành từ các sợi collagen, có cấu tạo giống gân và dây chằng nên khả năng co giãn tốt. Mạng lưới của lớp cân mạc giúp chúng ta di chuyển linh hoạt, đứng thẳng và chơi đùa.
Viêm cân mạc hoại tử là tình trạng nhiễm khuẩn ở các lớp sâu của da, tổ chức dưới da và lan tỏa xuống lớp cân cơ, do vi khuẩn xâm nhập vào da và mô mềm thông qua chấn thương, vết cắt, phẫu thuật.
Theo số liệu thống kê, những người có sẵn các bệnh lý nền như tiểu đường, ung thư, các bệnh suy giảm miễn dịch như lupus ban đỏ, HIV,… hay những người nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu hay các chất kích thích khác thì tỉ lệ mắc phải tình trạng viêm cân mạc là khoảng trên 70%. Nếu không điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến viêm cân mạc hoại tử. Viêm cân mạc hoại tử cũng có thể xảy ra trên người hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh có tiến triển rất nhanh và thường có nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân viêm cân mạc hoại tử
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm cân mạc hoại tử là do vi khuẩn xâm nhập và phóng thích độc tố gây viêm phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Nhiễm trùng thường di chuyển dọc theo mặt phẳng cân, nơi có nguồn cung cấp máu kém. Ngoài việc xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở thì vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua:
- Vết cắt nhỏ, vết trầy xước;
- Côn trùng cắn;
- Trong quá trình phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Uống milo có nổi mụn không? Những điều cần lưu ý khi uống sữa milo
Trong một vài trường hợp, viêm cân mạc hoại tử không thể xác định rõ con đường xâm nhập gây bệnh của vi khuẩn. Nhưng khi đã xâm nhập vào lớp cân mạc thì sẽ diễn tiến rất nhanh và gây phá hủy các mô. Viêm cân mạc hoại tử được chia làm hai loại:
Viêm cân mạc hoại tử loại I: Thường do vi khuẩn Streptococci nhóm A (Streptococcus pyogenes) và hỗn hợp vi khuẩn hiếu khí và kị khí (Bacteroides) gây ra. Con đường xâm nhập vào cơ thể của nhóm vi khuẩn này thường là các ổ loét của các mô dưới da hoặc nhiễm trùng lân cận hoặc sau chấn thương, sau phẫu thuật. Từ ổ nhiễm khuẩn Streptococci theo dòng máu xâm nhập gây bệnh. Bệnh nhân đang mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc phổi, bệnh mạch máu ngoại biên, suy thận có thể dễ dẫn đến nhiễm trùng mô mềm. Nhiễm trùng loại I thường sinh ra khí trong mô mềm.
Viêm cân mạc hoại tử loại II: Là do liên cầu tan huyết beta nhóm A (Staphylococcus aureus) gây ra. Hiện nay, đối tượng bệnh nhân mắc viêm cân mạc có xu hướng trẻ hơn với ít vấn đề về sức khỏe, nhưng có thể có tiền sử sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch. Đường tiêm tĩnh mạch rất dễ bị vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập vào da, hoặc có thể do chấn thương hoặc phẫu thuật. Tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan nhanh sang các vùng khác và có thể dẫn đến các biến chứng toàn thân như sốc nhiễm độc.
Triệu chứng viêm cân mạc hoại tử
Các triệu chứng nhiễm khuẩn thường xuất hiện trong vòng 24 giờ bắt đầu ở vị trí sang chấn, có thể ở vết mổ sau phẫu thuật, vết thương, vết cắt, các vết bị trầy xước,… và thường các triệu chứng không xuất hiện đơn lẻ mà xuất hiện nhiều triệu chứng đi kèm với nhau.
Lúc đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy căng da sau đó sẽ có các biểu hiện như sau:
- Ở các vùng viêm cân mạc sẽ có cảm giác đau nhiều hoặc mất cảm giác;
- Quanh vết thương sẽ có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ;
- Cảm giác khát nước nhiều;
- Da trở nên tím, xuất hiện bọng nước, vỡ và chảy dịch và thậm chí có thể xuất hiện dấu hiệu tràn khí dưới da.
- Có nôn, buồn nôn và tiêu chảy.
- Sốt cao, mệt mỏi.
- Thường gặp là tình trạng chóng mặt, hạ huyết áp, tim nhanh, đánh trống ngực,…
- Thiếu máu do vi khuẩn có thể phá hủy các mạch máu và mô cơ
Trong khoảng từ 4 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Tụt huyết áp nghiêm trọng;
- Sốc nhiễm độc;
- Lơ mơ, hôn mê.
Điều trị khi bị viêm cân mạc hoại tử
Khi mắc phải viêm cân mạc hoại tử thì việc điều trị kịp thời rất quan trọng vì để kịp thời ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn và tử vong. Để điều trị viêm cân mạc hoại tử cần phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau. Thời gian điều trị của mỗi người bệnh phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh, chủng vi khuẩn mắc phải, cơ địa của mỗi người. Các phương pháp điều trị viêm cân mạc hoại tử gồm:
- Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.
- Phẫu thuật để loại bỏ phần mô tổn thương hoặc hoại tử nhằm ngăn chặn nhiễm khuẩn lây lan.
- Sử dụng các thuốc tăng huyết áp.
- Phẫu thuật cắt cụt chi (tay hoặc chân bị tổn thương nặng) trong một số trường hợp là cần thiết.
- Theo dõi tim mạch, hỗ trợ oxy.
- Truyền máu.
- Truyền kháng thể.
- Ghép da có thể cần thiết khi điều trị khỏi bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị giun đũa chó bộ y tế và cách phòng ngừa
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng viêm cân mạc hoại tử, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Ngay khi có những vết thương hở, hãy sơ cứu và vệ sinh vết thương thật kỹ. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể