Dấu hiệu răng khôn bị sâu và cách chăm sóc sau nhổ răng

Răng khôn ngày nay được xem là một mối lo ngại vì nhiều người gặp phải tình trạng răng khôn bị sâu, thậm chí nhiễm trùng hoặc nghiêm trọng hơn là xô đẩy vị trí của các răng khác gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy dấu hiệu của sâu răng khôn là gì và xử trí ra sao?

Bạn đang đọc: Dấu hiệu răng khôn bị sâu và cách chăm sóc sau nhổ răng

Răng khôn là răng trưởng thành cuối cùng mọc lên và chúng thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25, tuy nhiên không phải ai cũng sẽ mọc răng khôn. Răng khôn mọc đúng sẽ không gây ra rắc rối gì nhưng thông thường, răng khôn sẽ mắc kẹt trong nướu hoặc xương hàm và mọc vào trong (răng khôn mọc ngầm). Khi điều này xảy ra, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng, bệnh nướu răng. Bạn có thể cần phải nhổ bỏ răng khôn nếu răng khôn bị sâu gây đau, nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Răng khôn và chức năng của răng khôn

Răng khôn, hay răng hàm thứ ba, nằm ở phía sau hàm trên và hàm dưới, là những chiếc răng cuối cùng mọc lên trong khoang miệng. Chúng thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25; tuy nhiên, ở một số người, răng khôn đã mọc thậm chí ở độ tuổi 40 hoặc 50.

Dấu hiệu răng khôn bị sâu và cách chăm sóc sau nhổ răng 1

Vị trí của răng khôn

Nếu răng khôn mọc vào đúng vị trí, chúng có thể hỗ trợ phía sau miệng và bảo vệ xương hàm. Nhưng nhìn chung, ngày nay chúng ta không còn thực sự cần đến răng khôn. Trên thực tế, hầu hết các bác sĩ đều coi chúng là vết tích, có nghĩa là răng khôn đã có tác dụng tại một thời điểm trong quá khứ của tổ tiên nhưng không còn nữa. Chế độ ăn nguyên thủy của tổ tiên chúng ta từng bao gồm rất nhiều thực vật sống, thịt dai và các loại hạt cứng, nên răng khôn là cần thiết để nghiền những thực phẩm này để có thể tiêu hóa.

Ngày nay, việc chế biến thức ăn và dụng cụ ăn uống hiện đại đã loại bỏ nhu cầu sử dụng răng khôn của chúng ta. Khi đã quen với những thay đổi trong chế độ ăn uống này, cơ thể sẽ trải qua một số thay đổi tiến hóa nhỏ, ví dụ làm hàm của chúng ta trở nên nhỏ hơn ngày trước. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người không có đủ chỗ trong miệng để mọc răng khôn.

Các vấn đề thường gặp của răng khôn và cách xử trí răng khôn bị sâu

Răng khôn mọc lệch hoặc mọc một phần có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng khác nhau. Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị kẹt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến sâu răng. Răng mọc không đúng vị trí cũng có thể dẫn đến khó dùng chỉ nha khoa giữa răng khôn và răng liền kề, điều này càng làm tăng thêm các vấn đề về nha chu và nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch chiếm khoảng trống trên vòm răng, có thể dẫn đến chen chúc các răng khác. Răng chen chúc ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể và dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh.

Dấu hiệu răng khôn bị sâu và cách chăm sóc sau nhổ răng 4

Răng khôn xô đẩy các cấu trúc xung quanh

Răng khôn mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu, điều này càng làm tăng nguy cơ bị đau, nhiễm trùng và sưng nướu. Những người gặp phải tình trạng này có thể phải đối mặt với các vấn đề như cứng hàm và hạn chế há miệng. Răng khôn bị ảnh hưởng còn có thể làm tăng nguy cơ hình thành u nang. Điều này gây ra tổn thương chân răng bên cạnh và xương nâng đỡ răng.

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng mà răng khôn bị sâu có thể cần phải loại bỏ khỏi khoang miệng:

  • Đau ở vùng xung quanh răng khôn.
  • Nhiễm trùng xương hoặc nướu xung quanh răng.
  • U nang và khối u phát triển do răng bị ảnh hưởng.
  • Sâu răng có thể xảy ra ở răng hàm thứ ba mọc một phần hoặc răng liền kề.
  • Các vấn đề về nha chu như viêm nướu và nhiễm trùng.

Cần phải đến nha sĩ nếu bị đau răng dữ dội, sưng mặt, sốt và khó nhai, nuốt hoặc há miệng hoàn toàn. Ban đầu, có thể các bác sĩ chỉ kê đơn nước súc miệng chlorhexidine, bàn chải đánh răng có lông mềm và một đợt kháng sinh. Khi tình trạng viêm cục bộ đã giảm bớt, răng khôn sẽ được nhổ bỏ.

Tìm hiểu thêm: Thuốc nhỏ mắt dành cho bà bầu và những điều cần biết

Dấu hiệu răng khôn bị sâu và cách chăm sóc sau nhổ răng 2
Đau ở vùng xung quanh răng khôn bị sâu

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn bị sâu

Sau khi nhổ răng khôn bị sâu, tốc độ phục hồi của mỗi trường hợp phụ thuộc vào mức độ khó của việc nhổ răng (nhổ một chiếc răng khôn đã mọc hoàn toàn khác so với một chiếc răng bị kẹt vào xương hàm).

Trong 24 giờ đầu tiên

Trong vòng 24 giờ đầu sau nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chảy máu: Có thể xảy ra trong vài giờ đầu sau khi nhổ răng. Để kiểm soát nó, hãy đặt một miếng gạc ẩm sạch lên ổ răng trống và cắn chặt. Túi trà ẩm là một giải pháp thay thế hiệu quả nếu không có gạc y tế vì axit tannic trong trà giúp chữa lành các cục máu đông hình thành. Lặp lại quá trình trên nếu vẫn tiếp tục chảy máu ở mức độ nhẹ. Nếu chảy máu nhiều hãy liên hệ với nha sĩ và đến thăm khám một cách sớm nhất. Tránh súc miệng hoặc khạc nhổ trong 24 giờ sau khi nhổ răng, không uống đồ uống bằng ống hút hoặc hút thuốc và tránh các chất lỏng nóng vì những hành động này có thể ảnh hưởng cục máu đông và khó cầm máu.
  • Sưng mặt: Sưng ở vùng răng được nhổ thường xảy ra. Để giảm thiểu sưng tấy, hãy chườm một miếng đá bọc trong một miếng vải lên vùng đó trên khuôn mặt 10 phút, sau đó nghỉ 20 phút. Lặp lại chườm đá khi cần thiết trong khoảng thời gian 24 giờ đầu tiên này.
  • Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng thuốc giảm đau sau khi nhổ răng. Acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen, có thể được dùng khi bị đau nhẹ.
  • Thuốc kháng sinh: Sau khi nhổ răng, nha sĩ có thể cho bạn sử dụng kháng sinh từ 3 – 7 ngày để dự phòng nhiễm trùng tại vị trí nhổ.
  • Thực phẩm: Nên ăn ở chế độ ăn lỏng nguội cho đến khi hết cảm giác tê do gây thuốc tê gây ra. Ăn thức ăn mềm trong vài ngày. Uống nước mát, lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng: Tiếp tục đánh răng nhưng tránh đánh răng vào vị trí ngay cạnh răng đã nhổ trong 24 giờ đầu. Vào ngày thứ hai, hãy tiếp tục đánh răng nhẹ nhàng. Không sử dụng nước súc miệng bán sẵn vì chúng có thể gây kích ứng vùng nhổ răng.

Dấu hiệu răng khôn bị sâu và cách chăm sóc sau nhổ răng 3

>>>>>Xem thêm: Trekking là gì? Tìm hiểu về xu hướng du lịch mạo hiểm mới

Sau khi nhổ răng khôn bạn cần biết cách chăm sóc

Sau 24 giờ

Ngày thứ 2 sau nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý:

  • Sưng tấy: Sưng ở vùng nhổ răng cần được chườm nóng sau 24 giờ chườm đá đầu tiên. Đắp khăn ấm ẩm lên vùng da đó 20 phút sau đó 20 phút nghỉ và lặp lại khi cần thiết. Tình trạng sưng tấy thường đạt đến đỉnh điểm sau 2 đến 3 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Vệ sinh: Súc miệng bằng nước muối ấm (pha 1/2 muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm) sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không sử dụng nước súc miệng trừ khi nha sĩ đã hướng dẫn bạn.
  • Cắt chỉ: Nếu bạn được nha sĩ sử dụng loại chỉ không tự tiêu, bạn cần đến các phòng khám nha khoa để cắt chỉ sau một tuần tính từ ngày nhổ răng khôn.

Việc lành vết thương hoàn toàn xảy ra trong vài tuần đến vài tháng sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, thông thường trong vòng một hoặc hai tuần đầu tiên, vết thương đã lành đủ để bạn có thể sinh hoạt, ăn uống một cách thoải mái.

Ngày nay, răng khôn không còn giữ nhiều vai trò và việc răng khôn mọc lên không bình thường có thể gây nên nhiều vấn đề về răng miệng nghiêm trọng. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và quan sát để kịp thời phát hiện tình trạng răng khôn bị sâu có thể giúp bạn tránh bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *