Trong mỗi chúng ta không phải ai sinh ra cũng có được trí thông minh, trí thông minh có được nhờ vào quá trình rèn luyện và trải nghiệm qua từng ngày. Vậy những cách khoa học để trở nên thông minh hơn là gì? Hãy để bài viết này bật mí cho bạn nhé!
Bạn đang đọc: Những cách khoa học để trở nên thông minh hơn qua thói quen hằng ngày
Khi học một môn học bất kỳ, ngoài sự siêng năng, chăm chỉ luyện tập thì trí thông minh là một yếu tố không thể thiếu. Mặc dù rất khó để định nghĩa được trí thông minh chính xác là gì, tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh rằng trí thông minh có thể phát triển, cải thiện theo những thói quen hằng ngày. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những cách khoa học để trở nên thông minh hơn.
Contents
Những loại trí thông minh trong lĩnh vực tâm lý học và giáo dục
Theo học thuyết Đa trí tuệ, trí thông minh không chỉ giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể mà nó được chia ra nhiều loại trí thông minh khác nhau tùy thuộc vào khả năng hoặc năng lực cụ thể của con người. Dưới đây là một số loại trí thông minh điển hình:
- Trí thông minh Toán học- Logic: Những ai có trí thông minh này có khả năng suy luận, lập luận một cách logic, sở hữu một lối tư duy ngược trong lĩnh vực toán học và khoa học.
- Trí thông minh ngôn ngữ: Là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói, viết, tư duy phản biện, thể hiện ý tưởng qua lời nói hoặc văn bản.
- Trí thông minh cá nhân: Là khả năng của con người trong việc kiểm soát tốt cảm xúc bản thân, hiểu rõ được ý định của chính mình.
- Trí thông minh xã hội: Những người sở hữu được trí thông minh này có khả năng liên kết với mọi người xung quanh, cảm nhận và hiểu được cảm xúc của người khác.
- Trí thông minh vận động: Là khả năng kiểm soát và sử dụng cơ thể trong nhu cầu về thể chất, đa số trí thông minh này có được ở những người chơi thể thao, vận động viên.
- Trí thông minh hình ảnh: Là khả năng hình dung, tưởng tượng một bối cảnh, bố cục của một hiện tượng, có khả năng biểu đạt thông qua hình ảnh.
- Trí thông minh tự nhiên: Là khả năng về nhận thức, hiểu về tự nhiên, các yếu tố môi trường xung quanh.
- Trí thông minh âm nhạc: Là khả năng cảm nhận được âm điệu trầm bổng, giai điệu của âm nhạc, trí thông minh này thường có được ở những người nhạc sĩ, ca sĩ, sáng tác âm nhạc.
Cách khoa học để trở nên thông minh hơn mỗi ngày
Đối với một số đối tượng sinh ra đã được thông minh bẩm sinh, tuy nhiên con số đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội, đa số trí thông minh có được nhờ sự luyện tập mỗi ngày. Sau đây là một số cách khoa học để trở nên thông minh hơn qua thói quen hằng ngày.
Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất
Để trở nên thông minh hơn ngoài việc tìm những cách khoa học để trở nên thông minh hơn thì dinh dưỡng trong thực phẩm không thể thiếu trong quá trình tăng cường trí não. Ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin B, vitamin D, đặc biệt nhất là omega-3, 6, 9,… sẽ giúp bộ não hoạt động một cách hiệu quả. Một số thực phẩm dưới đây cần được bổ sung cho trí não:
- Trứng: Trứng là loại thực phẩm giàu choline. Khi choline đi vào cơ thể sẽ hóa thành chất truyền dẫn thần kinh acetylcholin- là một chất vô cùng quan trọng trong việc liên kết truyền tải thông tin giữa các tế bào não.
- Cá: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá kiếm,… là những loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 giúp tăng cường hoạt động của não bộ, tăng cường khả năng tư duy logic cũng như khả năng tập trung.
- Cà phê: Trong cà phê chứa nhiều caffeine giúp suy nghĩ nhạy bén hơn, cải thiện trí nhớ, xua tan mệt mỏi. Mặc dù cà phê có ích cho não bộ chỉ khi bạn sử dụng vào buổi sáng, tránh uống cà phê vào cuối ngày bởi nó làm giảm chất lượng giấc ngủ, làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải.
Đọc nhiều sách
Đọc sách chính là công cụ giúp con người trở nên thông minh. Theo như kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em Vương quốc Anh cho thấy rằng trẻ em có sở thích đọc sách sẽ trở nên thông minh hơn khi trưởng thành. Đọc sách không chỉ giúp ta tích lũy được kiến thức mà còn giúp ta trở nên thư giãn hơn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, những kiến thức trong sách vở là vô giá, là cả một quá trình tích lũy, vì vậy chúng ta hãy học dần cách đọc sách để trở nên thông minh hơn.
Rèn luyện tư duy phản biện
Đây là một phương pháp giúp cho bộ não ta trở nên nhanh nhẹn, giải quyết một vấn đề, xử lý thông tin một cách tốt hơn. Tư duy phản biện cần bộ não ta có được sự suy luận, lập luận, phân tích một cách nhạy bén, đưa ra nhận ra nhận định một cách logic khách quan, thực tế.
Tập thể dục thể thao
Việc tập thể dục không chỉ giúp cơ thể có một sức khỏe dẻo dai mà còn là một cách làm cho tuyến yên tiết ra một loại hormone endorphin có khả năng cải thiện tâm trạng, làm giảm lo âu, căng thẳng, stress. Endorphin có ích với nhận thức thúc đẩy cảm ứng và nguồn sáng tạo mới mẻ.
Tìm hiểu thêm: Quả xay và công dụng từ quả xay mà bạn nên biết
Chơi các trò chơi trí tuệ
Nhiều người cho rằng chơi game là một điều vô bổ tốn thời gian, thế nhưng không ai biết rằng chơi game là bộ môn giải trí cải thiện tư duy khả năng phán đoán và sự nhanh nhạy. Tuy nhiên bạn cần phân biệt và lựa chọn đúng loại game kết hợp giữa giải trí và trí tuệ như sudoku, rubik, cờ vua, cờ tướng, xếp hình,… và cần tránh xa những game mang ý nghĩa tiêu cực, bạo lực.
Những thói quen xấu ảnh hưởng đến não bộ cần tránh
Trong quá trình rèn luyện để thông minh hơn, nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sự vận hành của não bộ như kém minh mẫn, phản ứng chậm, giảm khả năng ghi nhớ,… lâu ngày vô tình sẽ làm cho não bị tổn thương, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây sẽ là một số thói quen xấu bạn cần tránh để trở nên thông minh hơn:
- Thức khuya: Người trưởng thành phải ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, từ 22 giờ đến 23 giờ và từ 5 giờ và 6 giờ là giờ đi ngủ và giờ thức dậy khoa học nhất, bởi sau 23 giờ các cơ quan bộ phận trong cơ thể cần phải đào thải chất và bộ não cũng cần được nghỉ ngơi. Thức khuya không chỉ gây hại cho não mà còn gây hại cho tất cả các tế bào của cơ thể.
- Không uống đủ nước: Trong cơ thể mỗi người, nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể. Nước là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất vì vậy việc thiếu nước sẽ làm cho não bộ thiếu sự tỉnh táo, mất tập trung.
- Lười vận động, thường xuyên ở một mình: Theo như những nghiên cứu của các trường đại học tại Mỹ, Úc cho thấy những người lười vận động làm giảm khả năng học tập, ghi nhớ, trí tuệ sa sút. Vận động là yếu tố giúp máu lưu thông lên não vì vậy luyện tập thân thể và dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè là một trong trong những cách khoa học để trở nên thông minh hơn.
- Hút thuốc: Thuốc lá chứa hàng ngàn chất kích thích gây nghiện có hại cho sức khỏe. Hút thuốc làm cho trí nhớ ngày càng kém đi, ảnh hưởng tiêu cực đến tính toàn vẹn cấu trúc của vùng não dưới làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ gấp đôi. Hút thuốc không chỉ tác động xấu đến não bộ mà còn làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
>>>>>Xem thêm: Môi âm hộ và những thông tin phái đẹp nên biết
Nhìn chung thói quen hằng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ. Hy vọng bài viết này phần nào giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về những cách khoa học để trở nên thông minh hơn cũng như các thói quen xấu bạn cần loại bỏ để có một sức khỏe tốt hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể