Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?

Tình trạng kiến bu xung quanh nước tiểu khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Một số người nghi ngờ rằng tình trạng trên có liên quan đến bệnh lý tiểu đường. Vậy kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?

Bạn đang đọc: Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?

Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh khi xuất hiện tình trạng trên. Nước tiểu bị kiến bu có thể do bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể là do các bệnh lý nguy hiểm khác trong cơ thể như thận bị tổn thương, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính gây ra do cơ thể giảm sản xuất insulin hoặc đề kháng với insulin. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Khi mắc tiểu đường cơ thể không thể tự chuyển hóa các đường từ các thực phẩm thành năng lượng để sử dụng, lâu ngày làm tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Lượng đường cao trong máu gây rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng, làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể như thần kinh, mắt, thận và các cơ quan khác.

Giải đáp: Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường? 2

Tiểu đường khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn so với bình thường

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tiểu đường

Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh lý tiểu đường thường được gọi là hội chứng 4 nhiều:

Tiểu nhiều

Một người bình thường trung bình sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần một ngày tùy thuộc vào lượng nước uống. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường.

Điều này là do lượng đường huyết cao khiến thận không thể tái hấp thu glucose hoàn toàn. Kết quả là glucose sẽ được đào thải qua đường tiểu kéo theo thải nước, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu, bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn.

Uống nhiều

Đi tiểu nhiều gây ra tình trạng mất nước do đó bệnh nhân sẽ rất khát, cần uống nước hơn để bù lại lượng nước đã mất. Nhưng chính vì vậy người bệnh lại càng đi tiểu nhiều hơn.

Ăn nhiều, suy nhược cơ thể

Thông thường cơ thể sẽ chuyển đối thức ăn thành glucose – chất sinh năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose, tạo ra năng lượng.

Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết hoặc kháng lại insulin khiến cho glucose không thể đi vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân dù ăn nhiều nhưng vẫn thấy đói và mệt mỏi, thiếu sức sống hơn so với bình thường.

Gầy nhiều, sụt cân nhanh

Ở người mắc bệnh tiểu đường, sự thiếu hụt insuline hoặc hoạt động không hiệu quả của insuline khiến cơ thể không tổng hợp được năng lượng. Điều này khiến cho cơ thể phải lấy năng lượng dự trữ từ các mô mỡ, mô cơ dẫn đến cơ thể gầy đi nhanh chóng. Do đó, người bệnh dù ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân không rõ nguyên nhân.

Giải đáp: Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường? 3

Ăn nhiều, suy nhược là triệu chứng của bệnh lý tiểu đường

Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?

Một số người sau khi đi tiểu thường thấy có kiến bu quanh bồn cầu. Điều này khiến cho họ nghi ngờ mình mắc bệnh tiểu đường. Vậy kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?

Việc kiến bu xung quanh nước tiểu đôi khi có thể là bị tiểu đường. Tình trạng này xuất hiện là do lượng đường trong máu quá cao, vượt qua khả năng tái hấp thu đường của thận. Khi đó, lượng đường sẽ được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Lúc này, nước tiểu có đường ngọt sẽ thu hút kiến, làm cho chúng bu quanh nước tiểu của bệnh nhân.

Nếu người bệnh mắc tiểu đường xuất hiện tình trạng này có nghĩa là bệnh đã khá nặng. Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu đặc trưng để xác định bệnh lý tiểu đường.

Đôi khi trong một số trường hợp, việc kiến bu nước tiểu không phải là do bệnh tiểu đường. Khi chức năng thận bị suy giảm, thận không thể tái hấp thu hoàn toàn glucose khiến glucose bị đào thải qua nước tiểu. Lúc này, người bệnh không mắc đái tháo đường nhưng vẫn xuất hiện tình trạng kiến bu xung quanh nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: Bôi tế bào gốc có tác dụng gì đối với làn da?

Giải đáp: Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường? 1
Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường là thắc mắc chung của nhiều người

Nếu người bệnh mắc tiểu đường xuất hiện tình trạng này có nghĩa là bệnh đã khá nặng. Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu đặc trưng để xác định bệnh lý tiểu đường.

Đôi khi trong một số trường hợp, việc kiến bu nước tiểu không phải là do bệnh tiểu đường. Khi chức năng thận bị suy giảm, thận không thể tái hấp thu hoàn toàn glucose khiến glucose bị đào thải qua nước tiểu. Lúc này, người bệnh không mắc đái tháo đường nhưng vẫn xuất hiện tình trạng kiến bu xung quanh nước tiểu.

Một số phương pháp điều trị đái tháo đường

Khi xuất hiện tình trạng kiến bu nước tiểu người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, xác định nguyên nhân của tình trạng này. Nếu tình trạng kiến bu nước tiểu là do bệnh lý đái tháo đường, người bệnh cần có các biện pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời để tránh dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Các biện pháp điều trị đái tháo đường bao gồm:

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát được tiểu đường. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường là đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn và không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường của người bệnh.

Nên xây dựng chế độ ăn cân bằng giữa tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo đồng thời bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp với bệnh.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường thông qua làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm với insulin từ đó giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Người bệnh nên tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy, các bài tập kháng lực,… từ khoảng 30 phút mỗi ngày hay 150 phút mỗi tuần để tăng cường sức khỏe.

Giải đáp: Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường? 4

>>>>>Xem thêm: Nystafar có dùng được cho bà bầu không? Những lưu ý khi sử dụng Nystafar cho bà bầu

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường

Sử dụng thuốc

Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tuýp đái tháo đường mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Các thuốc được sử dụng như:

  • Các loại thuốc không phải insulin: Nhóm thuốc Biguanide giúp giảm lượng đường máu, tăng cường hoạt động của insulin, chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành đường. Nhóm Thiazolidinedione có tác dụng làm giảm lượng đường máu, bằng cách giúp các tế bào mỡ sử dụng insulin hiệu quả hơn. Nhóm Sulfonylureas thúc đẩy tuyến tụy bài tiết insulin, làm giảm glucose.
  • Insulin: Là thuốc thường được dùng với dạng tiêm, phổ biến trong điều trị bệnh lý đái tháo đường type 1.

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu xảy ra bất thường trong quá trình dùng thuốc thì cần liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp giúp bạn câu hỏi kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không. Thay vì lo lắng, người bệnh nên đến các cơ sở ý tế để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định nguyên nhân của tình trạng này. Từ đó xác định được bệnh lý và có phương án xử trí đúng đắn, kịp thời, tránh dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *