Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh. Về lâu dài, ánh sáng xanh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu đối với sức khỏe của đôi mắt. Vậy, đeo kính râm có giúp bảo vệ đôi mắt hay không? Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?

Bạn đang đọc: Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?

Muốn bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng xanh, chúng ta sẽ cần đeo loại kính được thiết kế sản xuất để chống ánh sáng xanh chuyên dụng. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về ánh sáng xanh trong bài viết dưới đây và tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?”.

Ánh sáng xanh gây ra tác hại gì?

Ánh sáng xanh là loại bước sóng chỉ trong khoảng 450 – 495 nm nhưng lại có năng lượng rất cao. Mắt thường có thể nhìn thấy dạng ánh sáng này với 7 màu sắc như 7 sắc cầu vồng. Trong số 7 màu sắc này, ánh sáng tím với bước sóng 400 – 455 có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với mắt. Các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, đèn led,… và cả ánh mặt trời đều có chứa ánh sáng này.

Cụ thể hơn, thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ khiến cho đôi mắt bị nhức mỏi, đỏ, khô, ngứa và thậm chí là gặp hội chứng thị giác màn hình. Không chỉ có thế, nếu giác mạc trực tiếp tiếp xúc với ánh sáng xanh thì biểu mô giác mạc có thể bị tổn thương, làm cho điều tiết mắt bị rối loạn, mắt bị mờ và thường xuyên bị nhức mỏi.

Bên cạnh đó, ánh sáng xanh từ các thiết bị công nghệ còn làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và thậm chí là mù lòa nếu tiếp xúc quá nhiều.

Tổ chức Giấc Ngủ Hoa Kỳ còn cung cấp thêm một số thông tin khác về ánh sáng xanh, không chỉ khiến cho sức khỏe đôi mắt bị suy yếu, loại ánh sáng này còn gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, người trẻ có thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại vào ban đêm sẽ bị đảo lộn nhịp sinh học, chứng khó ngủ ngày càng nghiêm trọng thêm và thị lực bị giảm sút. Đây chính là lý do vì sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ từ 2 đến 3 tiếng.

Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?1

Ánh sáng xanh gây ra rất nhiều tác hại xấu cho mắt

Kính râm bảo vệ đôi mắt như thế nào?

Để biết được câu trả lời cho câu hỏi “Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?” thì trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu về kính râm và các công dụng của nó. Kính râm hay còn có tên gọi khác là kính mát, công dụng chính của loại kính này là giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời, giúp mắt không bị chói, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc khỏi tia UV. Ngoài ra, kính mắt còn giúp:

  • Ngăn ngừa tia tử ngoại: Kính râm có thể ngăn ngừa tối đa các tia UV bao gồm cả UVA và UVB. Từ đó, võng mạc, thủy tinh thể và giác mạc đều được bảo vệ khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời như hỏng giác mạc, mù lòa một cách đột ngột, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể,…
  • Giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài có thể gây ra triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Vì thế, việc đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các loại kính râm không đạt chất lượng thì triệu chứng đau đầu sẽ tăng lên. Do đó, hãy lựa chọn loại kính chất lượng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng mắt: Trong bầu khí quyển có chứa vô số bụi bẩn và vi khuẩn, chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng cho mắt. Đeo kính râm sẽ giúp đôi mắt phòng ngừa được các bệnh lý này một cách tối đa.
  • Giảm thiểu ung thư mí mắt: Đôi mắt phải tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng và bụi bẩn, kết hợp với việc không được vệ sinh cẩn thận sẽ rất dễ khiến cho mắt bị viêm mí mắt. Đây là vùng rất nhạy cảm của đôi mắt, tình trạng này kéo dài có thể khiến cho người bệnh mắc ung thư mắt. Vậy nên, việc đeo kính râm là vô cùng cần thiết để bảo vệ đôi mắt, đặc biệt là đối với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi.
  • Làm dịu mắt, chống bị chói: Mắt được làm dịu và chống chói lóa giữa thời tiết nắng gay gắt sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn.
  • Chống lão hóa da mắt: Việc nheo mắt nhiều khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho mắt dễ hình thành nên những nếp nhăn. Đeo kính râm sẽ giúp bạn không phải nheo mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế lão hóa.

Như vậy, kính râm mang lại rất nhiều các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, không chỉ có thế, kính râm cũng như một phụ kiện thời trang, giúp bạn thêm phần sang trọng và nổi bật. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn loại kính râm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có khả năng lọc được tia UV cao.

Tìm hiểu thêm: Thuốc tím là gì? Tác dụng của thuốc tím giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý da liễu

Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?2
Kính râm có thể bảo vệ cho mắt khỏi tác động xấu từ tia UV

Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?

Kính râm có thể chống lại được ánh nắng mặt trời, trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV và cả ánh sáng xanh. Vậy, đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không? Câu trả lời là “Có”, tuy nhiên, không phải tất cả các loại kính râm đều có thể chống lại được ánh sáng xanh. Các loại kính râm thông thường sẽ chỉ có thể chống lại được tia cực tím, nếu muốn chống lại ánh sáng xanh, kính râm sẽ cần có thêm một lớp phủ đặc biệt giúp ngăn chặn ánh sáng xanh có hại đi vào mắt. Vì vậy, nếu muốn đeo kính râm vừa chống lại tia UV, vừa chống lại ánh sáng xanh, bạn có thể chọn kính có ghi nhãn là “chống ánh sáng xanh” hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhãn khoa, các chuyên gia để lựa chọn được loại kính phù hợp với mình. Tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề về mắt như tổn thương mắt, lóa mắt, chóng mặt, rối loạn điều tiết,…

Đeo kính râm có chống ánh sáng xanh không?3

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết ngày thứ 4 có nguy hiểm không? Các triệu chứng như thế nào?

Kính râm có thể chống lại ánh sáng xanh là loại kính khác với kính râm thông thường

Như vậy, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được câu trả lời cho câu hỏi đeo kính râm có chống lại ánh sáng xanh hay không. Bài viết cũng đã đề cập qua một số thông tin về ánh sáng xanh. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ có ích giúp bạn đọc bảo vệ đôi mắt thật tốt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *