Không ít bệnh nhân sau khi thăm khám và được chẩn đoán mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường lo lắng và có những thông tin khá mơ hồ. Bài viết sẽ nêu cụ thể, chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.
Bạn đang đọc: Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Do nhiều yếu tố liên quan đến vận động nên không ít người gặp phải hội chứng Sinding-Larsen-Johansson. Vậy đây có phải là tình trạng nguy hiểm với sức khỏe và có thể phòng ngừa, điều trị hiệu quả hay không? Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra lý giải cụ thể về hội chứng này với những thông tin chi tiết sau đây.
Contents
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là gì?
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng người bệnh bị viêm sưng ở phần cuối của xương bánh chè, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, hạn chế vận động. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên thực tế cho thấy nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả là vận động viên, những người từ 10 – 14 tuổi hoặc trẻ em bị bại não.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hội chứng này là do người bệnh dùng phần khớp để hoạt động quá mức, vận động thể thao quá tải khiến một phần dây chằng xương bánh chè bị đứt, viêm gân do việc căng và kéo dây chằng hoặc cơ địa không dẻo dai, bị căng cứng khi hoạt động.
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson có nguy hiểm không?
Các bác sĩ cho rằng hội chứng Sinding-Larsen-Johansson sẽ không quá nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Khi triệu chứng chưa quá nặng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý kết hợp sử dụng thuốc phù hợp là có thể kiểm soát bệnh.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan và chậm trễ trong việc điều trị thì hội chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chấn thương mãn tính, thậm chí là mất khả năng vận động, teo cơ hoặc yếu cơ. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh ngay khi có biểu hiện đầu tiên cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.
Vậy đâu là triệu chứng nhận biết của bệnh? Theo nghiên cứu, hội chứng này có những biểu hiện theo giai đoạn khác nhau như sau:
- Thời kỳ khởi phát bệnh: Người bệnh có cảm giác hơi đau buốt sau khi hoạt động thể chất trong thời gian dài. Tuy nhiên, tình trạng đau không quá nặng nên rất dễ nhầm lẫn với những tổn thương sau vận động phổ biến khác.
- Thời kỳ mang bệnh: Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều và thường xuyên hơn, cảm giác khó chịu xảy ra ngay cả khi cơ thể đang được nghỉ ngơi.
- Thời kỳ bệnh nghiêm trọng: Lúc này cường độ, tần suất cơn đau ngày càng tăng, khiến bệnh nhân khó di chuyển, ngay cả việc đứng lên, ngồi xuống cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Chẩn đoán hội chứng Sinding-Larsen-Johansson như thế nào?
Hiện nay, bác sĩ thường sử dụng 3 phương pháp chẩn đoán hội chứng Sinding-Larsen-Johansson để xác định mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Đây là phương pháp đầu tiên mà bác sĩ thường áp dụng để thăm khám tình trạng của bệnh nhân. Bằng cách kiểm tra dáng đi, biểu hiện sưng ở phần khớp và dây chằng, việc thực hiện động tác khớp, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó có cơ sở để đưa ra việc thực hiện phương pháp chẩn đoán tiếp theo trong trường hợp cần thiết.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp này được xem là mang lại độ chính xác cao hơn so với chẩn đoán lâm sàng. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số liệu pháp như sau:
- Chụp X quang: Việc chụp X quang giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá được tình trạng viêm, nứt hay gãy xương.
- Tiêm cản quang chụp X quang: Với phương pháp này, bác sĩ có thể nhìn rõ các mô mềm như dây chằng, cơ và mạch máu, từ đó giúp việc kiểm tra tổn thương chính xác hơn.
- Chụp cộng hưởng từ ba chiều: Hình ảnh của phương pháp cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ phát hiện được những tổn thương bên trong xương, khớp và các mô.
- Chụp CT: Đây là giải pháp được đưa ra trong trường hợp cả 3 phương pháp trên vẫn chưa phát hiện được tổn thương. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính, các bộ phận được chụp chi tiết sẽ có độ chính xác cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Đái tháo nhạt trung ương: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán phân biệt
Nếu không được chẩn đoán chính xác, hội chứng Sinding-Larsen-Johansson rất dễ nhầm lẫn với những bệnh liên quan đến xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, bong gân, gout, nứt khớp hay gãy xương. Do đó, trong trường hợp nghi ngờ sự khác biệt, bác sĩ có thể thực hiện một vài kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu để chẩn đoán, giúp phương hướng điều trị sát và hiệu quả hơn.
Điều trị hội chứng Sinding-Larsen-Johansson bằng cách nào?
Hiện nay, việc điều trị hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường được áp dụng theo những phương pháp sau đây:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, giúp tình trạng của bệnh nhân cải thiện hơn như thuốc giảm đau Acetaminophen, Panadol, Tylenol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Naproxen, Ibuprofen, Aspirin). Bạn cần lưu ý việc dùng các thuốc dạng này cần tuân thủ đúng chỉ định, không tự ý tăng giảm liều để tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dùng biện pháp hỗ trợ
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cải thiện tình trạng sưng, viêm bằng một số phương pháp hỗ trợ như chườm đá lạnh hoặc dùng nẹp, băng, nạng,… Ngoài ra, một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện nâng cao đầu gối hơn tim bằng dây treo.
Áp dụng vật lý trị liệu
Đây là phương pháp thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh gặp tình trạng cơn đau tăng mạnh và khó di chuyển, vận động, giúp cải thiện cứng khớp, từng bước hoạt động trở lại, đồng thời hạn chế yếu hoặc teo cơ.
Phẫu thuật
Khi tình trạng quá nặng và việc áp dụng các phương pháp trên không giúp cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy từng mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cần được theo dõi và áp dụng kết hợp phương pháp vật lý trị liệu để nhanh hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Conn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Với các thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Sinding-Larsen-Johansson cũng như nguyên nhân và giải pháp điều trị. Để ngăn ngừa tình trạng này, tốt nhất bạn nên có phương pháp luyện tập thể thao đúng cách, đồng thời thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi chơi thể thao. Ngoài ra, bạn cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp để cải thiện độ dẻo dai, phòng ngừa hội chứng này một cách hiệu quả nhé!
Xem thêm:
- Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng sốt chu kỳ di truyền: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể