Đái tháo nhạt trung ương được xem là một rối loạn của cơ thể khi cơ thể không tự sản xuất, lưu trữ và giải phóng một hormone quan trọng, có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống mỗi ngày của người bệnh.
Bạn đang đọc: Đái tháo nhạt trung ương: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán
Các dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt xuất hiện khi cơ thể bị rối loạn cân bằng nước trong quá trình đào thải qua thận. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, phổ biến nhất vẫn là người trưởng thành khi tần suất đi tiểu tăng nhưng lượng nước tiểu lại ít với tỷ lệ mắc bệnh là 1/25000 người. Dù không gây ra nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì, có triệu chứng và cách chẩn đoán như thế nào, mời mọi người cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Đái tháo nhạt trung ương là gì?
Bệnh đái tháo nhạt trung ương là một chứng rối loạn khả năng cân bằng nước bên trong cơ thể hiếm gặp với tỉ lệ mắc bệnh 1/25000 người và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi trong đó có gặp ở cả phụ nữ mang thai.
Đái tháo nhạt trung ương thường bị nhầm lẫn với bệnh đái tháo đường với các biểu hiện đặc trưng như người bệnh thường xuyên khát nước, nước tiểu loãng và đi tiểu nhiều vì thận của bệnh nhân không còn khả năng giữ nước cho cơ thể, làm cho nồng độ kali và natri tăng cao và cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nước và điện giải.
Hơn nữa đối với bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương thì cơ thể không sản xuất đủ hormon chống bài niệu là vasopressin hoặc ADH. Lúc này hormon chống bài niệu đảm nhiệm vai trò giúp thận cân bằng lượng nước ra vào của cơ thể, khi đó nếu thiếu hụt hormon chống bài niệu sẽ khiến người bệnh phải đi tiểu liên tục trong ngày và luôn luôn cảm thấy khát nước. Càng nguy hiểm hơn nếu người bệnh không uống đủ nước thay thế lượng nước thoát ra thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mình.
Các triệu chứng đái tháo nhạt trung ương
Nguyên nhân gây đái tháo nhạt trung ương như đã đề cập do thiếu hụt một phần hoặc hoàn toàn hormon chống bài niệu gây ra bởi các tổn thương ở tuyến yên hoặc cuống tuyến yên, cụ thể sẽ bao gồm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:
- Luôn có cảm giác mắc tiểu, tiểu đêm và đi tiểu nhiều lần vào ban ngày.
- Lượng nước uống mỗi ngày trung bình của một người bình thường khoảng từ 1 – 3 lít/ngày nhưng đối với người bệnh đái tháo nhạt trung ương có thể lên đến 10 – 20 lít/ ngày.
- Thường xuyên cảm thấy khát nước và phải uống liên tục.
Bên cạnh đó trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt trung ương sẽ kèm theo các biểu hiện cụ thể như: Quấy khóc, người lừ đừ, táo bón và hành sốt.
Đối với người bệnh đái tháo nhạt trung ương không được điều trị hoặc uống không đủ nước làm xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh bảo như:
- Người mệt mỏi, choáng váng và dễ bị ngất xỉu.
- Hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy buồn nôn.
- Cảm thấy khô miệng, mắt và môi.
Do đó để phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời thì khi cơ thể bắt đầu có cảm giác khát nước hoặc đi tiểu nhiều thì bạn đọc nên thăm khám sớm tại các đơn vị y tế uy tín vì đây có thể là các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có điều bất thường và cần được chẩn đoán chính xác.
Tìm hiểu thêm: Giữ vệ sinh cá nhân trong giai đoạn bầu bí cần lưu ý những gì?
Chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương
Để kết luận chính xác bệnh đái tháo nhạt trung ương thì bác sĩ sẽ dựa vào 3 phương pháp sau đây:
Dựa vào nồng độ muối natri trong máu
Nếu không uống đủ nước: Nồng độ natri trong máu tăng >145 mmol/L.
Nếu uống đủ nước: Nồng độ natri máu sẽ nằm trong giới hạn bình thường (135 – 145mmol/L).
Dựa vào tính chất nước tiểu
Người bệnh có thể sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu 10 thông số để có kết luận chính xác dựa vào các đặc điểm sau đây:
- Nước tiểu có vị rất nhạt nếu nếm thử và có màu trong.
- Tỷ trọng nước tiểu giảm còn mức khoảng 1,001 – 1,010.
- Áp lực thẩm thấu nước tiểu giảm
>>>>>Xem thêm: Một số phương pháp đào thải độc tố tại nhà đơn giản
Dựa vào nghiệm pháp nhịn nước
Nghiệm pháp nhịn nước trong chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương được đánh giá đáng tin cậy khi tiến hành cho người bệnh có nồng độ natri trong máu bình thường.
Theo đó trước khi thực hiện bệnh nhân cần phải nhịn uống nước trong vài giờ để kiểm tra phản ứng của cơ thể nếu bị thiếu nước sẽ như thế nào, Kết quả sẽ thể hiện như sau:
- Ở người bệnh đái tháo nhạt: Nước tiểu rất nhiều và có màu nhạt khi thực hiện nghiệm pháp.
- Ở người bình thường: Nước tiểu thải rất ít và có màu sậm.
Các bước thực hiện được tiến hành như sau:
Trước khi thực hiện nghiệm pháp
Người bệnh được đo cân nặng, mạch, huyết áp trước khi làm xét nghiệm và không được dùng các chất kích thích trước đó ít nhất 24 giờ như cà phê, rượu bia,…
Trong khi thực hiện nghiệm pháp
Người bệnh không được uống nước hoàn toàn, nằm nghỉ tại chỗ và có thể ăn thức ăn khô. Bên cạnh đó còn được theo dõi cân nặng, mạch, lượng nước tiểu, huyết áp liên tục mỗi giờ trong thời gian làm nghiệm pháp.
Người bệnh sẽ được đo nồng độ natri trong máu, áp lực thẩm thấu máu và áp lực thẩm thấu nước tiểu mỗi giờ.
Ngưng thực hiện nghiệm pháp
- Người bệnh có cân nặng giảm nhiều hơn 5% so với cân nặng lúc đầu.
- Người bệnh có các dấu hiệu như mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Thời gian thực hiện đủ 8 giờ.
- Áp lực thẩm thấu máu > 295 mOsm/kg và nồng độ natri máu tăng > 145 mmol/L.
- Áp lực thẩm thấu nước tiểu
Hy vọng qua các thông tin trong bài viết trên, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về những triệu chứng của căn bệnh đái tháo nhạt trung ương cũng như biết được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó chủ động theo dõi sức khỏe mình và thăm khám sớm để có cách can thiệp hiệu quả nhất
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể