Giải đáp cho mẹ bầu: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Sinh non luôn là nỗi sợ của các mẹ bầu. Làm gì khi có dấu hiệu sinh non và cách để phòng tránh sinh non là các câu hỏi nhiều chị em cần được giải đáp.

Bạn đang đọc: Giải đáp cho mẹ bầu: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Mang thai luôn là hành trình đầy khó khăn và đem lại nhiều lo lắng cho các chị em phụ nữ. Sinh non là một trong những vấn đề khiến mẹ bầu bất an nhất. Làm gì khi có dấu hiệu sinh non và cách hạn chế tình trạng này xảy đến với cơ thể mẹ bầu. Với nền y học hiện đại ngày nay, người ta đã tìm ra cách xử lý để phụ nữ mang thai được an toàn trong tình huống này.

Những điều cần biết về sinh non

Theo ước tính từ WHO thì trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non hằng năm toàn cầu. Sinh non hay đẻ non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần trong khi thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 40 tuần. Cứ 10 trẻ ra đời thì có 1 trẻ sinh non. Tại Việt Nam, hằng năm có khoảng 103.500 trẻ sinh non và 17.000 trẻ trong đó tử vong trong 28 ngày sau khi ra đời. Sức khoẻ ở trẻ sinh non rất yếu và có nguy cơ mắc khuyết tật khá cao với hệ miễn dịch kém. Chính vì vậy nên người mang thai luôn cảnh giác với vấn đề sinh non và không muốn phải mắc phải tình trạng này.

Giải đáp cho mẹ bầu: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? “Làm gì khi có dấu hiệu sinh non” là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc

Nguyên nhân

Xuất phát từ người mẹ: Mẹ bầu bị hở eo tử cung, có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng thì rất dễ sinh non khi mang thai. Một số căn bệnh khác như huyết áp cao, viêm ruột thừa, có tiền sử nạo phá thai ở người mẹ sẽ có nguy cơ sinh non xảy ra. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai tuổi quá nhỏ hoặc quá lớn cũng ảnh hưởng đến việc chuyển dạ sớm. Trong lúc làm việc, nếu điều kiện công việc đòi hỏi vận động nặng nhọc thì mẹ bầu có khả năng cao phải sinh non.

Xuất phát từ thai nhi: Một số tình trạng xảy ra trong quá trình phát triển thai buộc cơ thể mẹ phải sinh non như: Vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng, viêm màng ối. Ngoài ra còn xuất phát từ nhau thai như thiểu năng nhau, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, bong non là lý do gây ra sinh non.

Dấu hiệu

  • Các cơn gò tử cung: 4 cơn gò tử cung trong 20 phút hay 8 cơn gò tử cung trong 60 phút.
  • Cổ tử cung mở ≥ 2 hoặc xoá mỏng ≥ 80%.
  • Quá trình khám thai nhiều lần cho thấy có sự tiến triển cổ tử cung.
  • Vỡ ối, dịch âm đạo tăng đáng kể thậm chí xảy ra hiện tượng chảy máu từ âm đạo.
  • Đau lưng âm ỉ, đau bụng quặn và cảm nhận áp lực từ vùng xương chậu.

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Khi ở nhà

Khi bắt gặp các dấu hiệu sinh non, mẹ bầu cần bình tĩnh và thực hiện các việc sau đây:

  • Đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện để gặp bác sĩ và được thăm khám.
  • Dừng các công việc đang làm và nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ đồng hồ không làm gì cả.
  • Tập hít thở sâu, hạn chế tình trạng hoảng loạn, cảm giác hồi hộp, lo sợ.
  • Báo cho người nhà hay đồng nghiệp để được hỗ trợ kịp thời trong việc di chuyển đến bệnh viện.

Khi đến bệnh viện

Tìm hiểu thêm: Hội chứng đường hầm xương trụ: Tổng quan, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Giải đáp cho mẹ bầu: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? 2 Đến bác sĩ khám ngay khi cảm nhận có dấu hiệu sinh non

Để biết được các dấu hiệu phụ nữ mang thai cảm nhận có đúng không, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán chuyển dạ sinh non bằng: Thực hiện kiểm tra vùng chậu cũng như kiểm tra cơn co thắt tử cung. Tiến hành xét nghiệm để cân nhắc nên nhập viện điều trị hay không:

  • Siêu âm qua âm đạo: Đo chiều dài cổ tử cung của người mang thai.
  • Xét nghiệm fFN: Đo nồng độ của fibronectin của bào thai trong dịch tiết âm đạo.

Nếu sau kiểm tra, tình trạng chuyển dạ không thật sự rõ ràng thì bác sĩ hầu hết khuyên bạn nghỉ ngơi, cẩn trọng sinh hoạt mỗi ngày và có thể về nhà tiếp tục theo dõi tình hình sức khoẻ. Nhưng nếu những dấu hiệu ấy là thật và bạn gặp phải những cơn co thắt dọa sinh non liên tục thì bạn cần nhập viện ngay để điều trị. Một số loại thuốc được bác sĩ cho người phụ nữ mang thai sử dụng khi ấy phải kể đến như:

  • Corticosteroid: Thuốc có khả năng đi qua nhau thai giúp tăng tốc độ phát triển các cơ quan như phổi, não, hệ tiêu hóa của thai nhi.
  • Magie Sulfat: Giúp giảm nguy cơ bại não liên quan đến sinh non, giảm co thắt.
  • Tocolytics: Hoãn thời điểm sinh con của sản phụ trong không quá 48h.
  • Cuối cùng nếu nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu cho mẹ bầu sinh non.

Cách phòng ngừa sinh non

Giải đáp cho mẹ bầu: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? 3

>>>>>Xem thêm: Bệnh zona bao nhiêu ngày thì khỏi? Điều trị zona thần kinh như thế nào để nhanh khỏi?

Nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa tình trạng sinh non cho mẹ bầu

Khi đã biết cách làm gì khi có dấu hiệu sinh non thì bạn cũng phải trang bị đủ biện pháp để hạn chế tình trạng này xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cả mẹ và bé:

  • Dinh dưỡng hằng ngày được duy trì đầy đủ chất, ăn uống hợp lý.
  • Sinh hoạt và làm việc điều độ, không vận động quá sức, chú ý nghỉ ngơi.
  • Hạn chế nằm ở tư thế ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
  • Luôn khám thai theo định kỳ và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Chú ý mọi diễn biến cơ thể, đặt tay lên bụng để cảm nhận những cơn gò tử cung bất thường.
  • Giữ trạng thái tích cực, tránh stress và hay lo lắng quá độ.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết phải làm gì khi có dấu hiệu sinh non và bình tĩnh đối diện với nó một cách kịp thời nhất. Tìm hiểu thông tin cũng như biết phòng tránh sinh non không bao giờ là sớm với các chị em phụ nữ. Bằng lối sống khoa học và khám thai định kỳ thì chắc chắn hành trình mang thai và sinh nở sẽ không gì là khó khăn cả.

Bảo Thanh

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *