Hội chứng đường hầm xương trụ: Tổng quan, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Có nhiều căn bệnh liên quan đến xương cổ tay, khuỷu tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, một trong số đó là hội chứng đường hầm xương trụ. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về dấu hiệu và phương pháp điều trị của hội chứng này.

Bạn đang đọc: Hội chứng đường hầm xương trụ: Tổng quan, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Bên cạnh hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng đường hầm xương trụ có tỉ lệ ít hơn nhưng sẽ gây biến chứng nặng nề như teo cơ bàn tay, tê bì dai dẳng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay.

Tổng quan về hội chứng đường hầm xương trụ

Thần kinh trụ là 1 trong 3 dây thần kinh chính đóng vai trò chi phối hoạt động và cảm giác ở bàn tay cũng như các ngón tay.

Sự chèn ép hoặc co kéo của dây thần kinh trụ xảy ra tại khuỷu tay được gọi là hội chứng đường hầm xương trụ hay hội chứng đường hầm khuỷu tay. Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh trụ bị chèn ép mà bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau, tê vùng khuỷu tay, bàn – ngón tay, cổ tay. Thần kinh trụ đôi khi bị chèn ép tại vùng cổ hoặc cổ tay nhưng phổ biến nhất là ở phía sau khuỷu tay.

Hội chứng đường hầm xương trụ do nguyên nhân gì? Các biện pháp điều trị 1

Hội chứng đường hầm khuỷu tay ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

Hội chứng đường hầm khuỷu tay có nguyên nhân bao gồm:

  • Vùng cổ tay bị chấn thương khiến cho cấu trúc ở cổ tay thay đổi;
  • Bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, bệnh thấp khớp;
  • Bệnh suy tuyến giáp trạng, suy thận, thai nghén;
  • Các bất thường của dây gân thuộc đường hầm cổ tay.

Hơn thế nữa, một số người có đặc thù công việc cần sử dụng cổ tay nhiều, chỉ dùng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay trong thời gian dài liên tục, chấn động rung do các dụng cụ cầm tay, chẳng hạn như công nhân làm việc trong dây chuyền công nghiệp, nhân viên đánh máy tính văn phòng… cũng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này.

Dấu hiệu khi mắc hội chứng đường hầm khuỷu tay

Dấu hiệu chứng của hội chứng đường hầm khuỷu tay thường là bị tê và đau tay do dây thần kinh trụ bị chèn ép. Dưới đây là những biểu hiện mà bạn không nên chủ quan bỏ qua khi gặp phải:

  • Đau nóng khuỷu tay;
  • Cảm giác ở ngón út và nửa ngón áp út bị giảm;
  • Cơ ở mô út và liên cốt yếu và teo;
  • Cơn đau lan dần từ khuỷu tay lên vai.

Cơn đau sẽ tăng dần vào lúc ngủ do tư thế gập cổ tay khiến cho đường hầm bị thu hẹp và bóp nhỏ lại. Nếu không được phát hiện và điều trị thì bệnh sẽ dần tiến triển nặng hơn, xảy ra vào ban ngày khi đang dùng tay làm việc. Tê tay còn thường xuất hiện khi lái xe máy đường dài. Đa phần bệnh nhân bị đau bên tay thuận do phải hoạt động nhiều, một số người lại đau ở 2 tay.

Hội chứng đường hầm xương trụ do nguyên nhân gì? Các biện pháp điều trị 2

Người mắc hội chứng đường hầm xương trụ cảm thấy đau nóng khuỷu tay

Thời gian ủ bệnh càng lâu, bệnh càng tiến triển nặng khiến cho bàn tay yếu đi, không đủ khả năng làm những việc tỉ mỉ. Biểu hiện bệnh cũng nặng hơn do người bệnh cần dùng bàn tay để làm việc trong thời gian dài. Một số trường hợp còn bị đau dữ dội khi thực hiện những hoạt động cần bàn tay như gấp hoặc duỗi cổ tay, chuyển động liên tục, làm tư thế nắm chặt.

Biện pháp chẩn đoán chèn ép thần kinh trụ

Bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám khuỷu tay và bàn tay cùng các triệu chứng lâm sàng để xác định, chẩn đoán xem dây thần kinh trụ có bị chèn ép hay không, từ đó xác định vị trí bị chèn ép.

Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để thăm khám hội chứng đường hầm xương trụ có thể kể đến là:

  • Chụp X-quang: Giúp xác định nguyên nhân khiến chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay. Tuy phim chụp X-quang thường không phát hiện bệnh nhưng trong một số trường hợp có thể quan sát được hình ảnh thoái hóa khớp, gai xương… chèn ép thần kinh.
  • Đo điện cơ: Có tác dụng chẩn đoán xác định thần kinh trụ có bị chèn ép hay không và tìm ra vị trí chèn ép. Dây thần kinh tổn thương sẽ kéo dài dẫn truyền thần kinh hơn bình thường. Khi đo điện cơ, dây thần kinh được kích thích một vài vị trí để ghi nhận khoảng thời gian thần kinh có đáp ứng. Nếu thời gian đáp ứng của thần kinh tại vị trí nào bị kéo dài thì có khả năng nơi đó xảy ra chèn ép.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu phương pháp đo ASSR là gì? Những lưu ý khi thực hiện đo ASSR

Hội chứng đường hầm xương trụ do nguyên nhân gì? Các biện pháp điều trị 3
Chụp X-quang giúp phát hiện nguyên nhân chèn ép thần kinh trụ

Cách điều trị hội chứng đường hầm khuỷu tay

Để điều trị hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ xem xét phương án phù hợp tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân khởi phát.

Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn có thể là:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Có tác dụng giảm sưng viêm quanh vùng thần kinh.
  • Tiêm corticoid: Giúp chống viêm mạnh, tuy nhiên cách này ít được dùng vì có nguy cơ khiến thần kinh bị tổn thương.
  • Nẹp: Dùng đai nẹp để duỗi thẳng cổ tay khi ngủ.
  • Bài tập trượt thần kinh ở khuỷu tay và ống guyon: Có mục đích cải thiện triệu chứng và hỗ trợ cho khớp, cổ tay không bị cứng.

Hội chứng đường hầm xương trụ do nguyên nhân gì? Các biện pháp điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu?

Thuốc giảm đau chống viêm giúp giảm sưng viêm vùng khuỷu tay

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật giải chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay gồm:

  • Phẫu thuật giải phóng thần kinh trụ: Mổ giúp cắt nới rộng lớp dây chằng phủ quanh thần kinh trụ với mục đích làm tăng thể tích đường hầm trụ, từ đó giảm áp lực lên thần kinh. Sau phẫu thuật, dây chằng lành lại, lớp mô mới rộng hơn ban đầu giúp tạo nhiều khoảng trống quanh thần kinh. Ca phẫu thuật hiệu quả với trường hợp thần kinh trụ bị chèn ép mức độ nhẹ, dây thần kinh chưa bị trượt ra trước khi gấp khuỷu tay.
  • Phẫu thuật chuyển thần kinh trụ ra trước: Được chỉ định để chuyển thần kinh trụ sang phía trước mỏm xương, nằm dưới da và mỡ, dưới cơ hoặc trong cơ để thần kinh không tiếp tục bị chèn ép hay căng giãn khi bệnh nhân gấp khuỷu tay.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần mỏm trên lồi cầu trong: Cắt bỏ 1 phần mỏm xương trên lồi cầu trong để giải phóng thần kinh trụ không bị chèn ép hay bị căng giãn khi bệnh nhân gấp khuỷu tay.

Để có được phương pháp điều trị hội chứng đường hầm xương trụ hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra lời khuyên phù hợp. Mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Điều quan trọng là tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hội chứng đường hầm xương trụ. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở khuỷu tay, bạn hãy đến bác sĩ chuyên môn thăm khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra nhé!

Xem thêm:

  • Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu?
  • Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *