Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là hàng loạt các triệu chứng thường gặp, có thể gây nguy hiểm khi bạn đang làm việc, học tập hay lái xe ngoài đường. Vậy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là bệnh gì?
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì đây thực sự là một bệnh lý phải xem xét. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin nếu bạn có các triệu chứng như trên.
Contents
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là bệnh gì?
Khi thức dậy, bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Mọi thứ xung quanh như quay vòng, chuyển động. Bạn không thể tự đứng dậy hay thậm chí là cử động. Có thể đi kèm cảm giác đau đầu, buồn nôn. Nếu bạn nằm nghỉ, khoảng một lúc sau thì cơn chóng mặt này qua đi, mọi thứ lại bình thường.
Cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường liên quan đến tư thế. Mỗi khi xoay đầu, đứng lên, hay ngồi dậy thường sẽ khởi phát đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên các triệu chứng sẽ lui dần khi nghỉ ngơi. Có thể sẽ tái phát sau vài ngày, vài tuần hoặc vài năm.
Khi chóng mặt kèm đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi không thuyên giảm sau nghỉ ngơi. Thậm chí có kèm thêm các triệu chứng khó thở thì bạn nên nghĩ đến các bệnh lý nguy hiểm hơn như: Tăng huyết áp cấp cứu, nhồi máu não, xuất huyết não,…
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở có nguy hiểm không?
Khi xảy ra các cơn chóng mặt kịch phát lành tính thì bệnh không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nếu bạn đang lái xe hoặc đang đi trên đường thì sẽ nguy hiểm cho bạn và người khác. Các cơn chóng mặt xảy ra sẽ kèm với đau đầu, mệt mỏi, có thể có buồn nôn. Nếu được nằm yên nghỉ ngơi thì cơn chóng mặt sẽ thuyên giảm sau vài phút.
Như đã nói ở trên, nếu tình trạng không giảm sau vài phút nghỉ ngơi, có thể là do một số bệnh lý nguy hiểm hơn. Trong trường hợp này, để cấp cứu kịp thời bệnh đột quỵ, nên lưu ý các dấu hiệu FAST sau đây:
- F – Face (Khuôn mặt): Mặt có dấu hiệu lệch mặt, méo mặt.
- A – Arms (Cánh tay): Cảm giác tê liệt ở cánh tay, chân hoặc nửa người.
- S – Speed (Lời nói): Khó nói, nói ngọng hoặc không nói được.
- T – Time (Thời gian): Thời gian cấp cứu là khẩn cấp. Khi nhận thấy các dấu hiệu trên phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
Như vậy nếu cơn chóng mặt kịch phát lành tính xảy ra thì không quá nguy hiểm. Nhưng nếu có các dấu hiệu FAST hoặc cảm thấy có khó thở, đau ngực phải nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất. Việc cấp cứu người bệnh có đột qụy, nhồi máu cơ tim là rất nguy cấp để giữ được tính mạng.
Các biện pháp tránh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở có thể là do các cơn chóng mặt kịch phát lành tính. Tuy nhiên cũng có thể do các nguyên nhân gây ra chóng mặt liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương và ngoại biên như: Chấn thương, xuất huyết, thiếu máu cơ tim cục bộ,…
Các biện pháp phòng tránh sau đây liên quan đến các cơn chóng mặt đơn thuần kèm đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Khi cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở xảy ra nên nằm nghỉ ngơi để các triệu chứng lui dần. Khi nằm nghỉ ngơi cũng như nằm ngủ, bạn nên nằm ngửa, hạn chế nằm nghiêng một bên. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên thay đổi tư thế đột ngột. Khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hay đứng dậy nên di chuyển từ từ, nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế sử dụng ghế xoay, võng. Tức là tránh nằm hay ngồi trên các mặt phẳng không cố định. Đồng thời cũng hạn chế các tư thế cúi xuống nhặt đồ hay thắt dây giày nhé.
Dùng thuốc
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng. Nhóm thuốc không kê đơn mà bạn có thể sử dụng là nhóm kháng histamin H1. Các hoạt chất trong nhóm kháng histamin H1 được dùng để điều trị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn: Cinnarizine, diphenhydramine, dimenhydrinate.
Tìm hiểu thêm: Uống kháng sinh trước hay sau ăn? Cần hiểu rõ để áp dụng
Do các hoạt chất này sẽ tác động lên thần kinh trung ương nên sẽ có tác dụng phụ: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón,…
Ngoài ra còn có các loại thuốc kê đơn tác động lên thần kinh trung ương. Bác sĩ thường sẽ kết hợp nhiều loại thuốc với các cơ chế khác nhau để tăng hiệu quả điều trị, giảm bớt tác dụng phụ. Do đó khi dùng thuốc bạn cũng nên thăm khám bác sĩ trước khi tự ý mua thuốc để uống nhé.
Các biện pháp khác
Khi đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở xảy ra, bạn nên nằm xuống, nhắm mắt, bình tĩnh, hít thở sâu. Cố gắng đừng hoảng loạn, tập trung vào nhịp thở thì sau vài phút mọi triệu chứng sẽ bớt đi.
>>>>>Xem thêm: Mụn cám có nên nặn không? Cách nặn mụn cám bạn có thể áp dụng
Một số lưu ý sau đây bạn nên biết để phòng tránh các nguy hiểm xảy ra:
- Bạn nên hạn chế đi xa, lái xe, làm việc nặng nhọc, làm việc điều khiển máy móc,… bởi vì các cơn đau đầu, chóng mặt xảy đến bất ngờ sẽ gây nguy hiểm cho bạn và người xung quanh. Các việc nặng nhọc cũng như tập thể thao cũng dễ khởi phát đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, làm thông thoáng lối đi. Nếu có thể lắp thêm các thanh cầm trong nhà tắm. Mục đích là để bạn có thể bám lấy nếu cơn chóng mặt xảy ra.
- Thay đổi chế độ ăn uống. Cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa. Trong đó việc bổ sung sắt trong khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Thiếu máu thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở. Chất xơ, các vitamin và khoáng chất cũng quan trọng cho hoạt động của tế bào. Tránh thức ăn dầu mỡ, uống rượu bia, nước ngọt, cà phê.
- Không hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử. Đồng thời cũng tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Bạn nên sắp xếp lịch làm việc học tập để đầu óc được thư giãn, nghỉ ngơi.
- Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng sức dẻo dai, sức bền cho cơ thể. Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để tập luyện nhé.
Như vậy, qua bài viết trên bạn đã biết đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là bệnh gì và cách phòng tránh. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Khi các triệu chứng này xảy ra, bạn chỉ cần nằm nghỉ ngơi vài phút. Nếu sau vài phút mà không đỡ hoặc trầm trọng hơn thì bạn phải lập tức gọi cấp cứu.
Xem thêm:
- Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì, cách khắc phục thế nào?
- Những món ăn bổ dưỡng cho người mệt mỏi, ngon miệng và dễ làm
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể