Cây máu chó có tác dụng gì? Các thành phần hóa học trong cây máu chó

Cây máu chó có rất nhiều tên gọi khác nhau như huyết đằng, si đỏ,… Đây là dược liệu Đông y có dược tính mạnh và dùng trong nhiều bài thuốc giảm triệu chứng, chữa bệnh hiệu quả. Để biết thêm về cây máu chó, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cây máu chó có tác dụng gì? Các thành phần hóa học trong cây máu chó

Cây máu chó được ứng dụng rộng rãi trong y học dân gian và Đông y với nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Cây máu chó có vị chát nhẹ, hơi the mát, tính ấm, có tác dụng trong việc điều trị mụn nhọt, bệnh hủi, bệnh da liễu, bệnh đặc trưng ở phụ nữ,…

Một số thông tin về cây máu chó

Cây máu chó là loài cây thân gỗ có chiều cao lên tới 10m, trên thân có nhiều nhánh nhỏ được phủ một lớp lông mềm mịn, màu lông hơi hung hung đỏ, các cành của cây máu chó già nhẵn, có nhiều khía. Lá của cây máu chó là dạng lá màng, thuôn như hình ngọn giáo, mép nguyên và mặt trên lá bóng nhẵn, có gân hình lông chim và có khoảng 11 – 15 đôi gân phụ có thể thấy rõ bằng mắt thường.

Hoa của cây máu chó mọc thành cụm và mọc từ nách lá, có lớp lông mịn màu hung đỏ. Quả của cây máu chó dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, vỏ quả mỏng và áo của hạt xẻ dần theo độ chín của quả.

Cây máu chó có tác dụng gì? Các thành phần hóa học trong cây máu chó 1

Cây máu chó đặc trưng bởi phần nhựa cây và quả màu đỏ như máu

Cây máu chó có nhiều tại các vùng Đông Dương, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia,… Tại Việt Nam, cây máu chó mọc hoang là chính và thường thấy ở những vùng núi cao của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Cây cho quả thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

Quả của cây máu chó khi mới đậu có màu xanh lá, càng già quả dần chuyển sang màu vàng, vỏ nứt đôi, để lộ bên trong có hạt màu đỏ tươi, mang áo hạt. Trong hạt của cây máu chó có dầu mùi hắc hơi khó chịu khi ngửi trực tiếp. Bộ phận của cây máu chó dùng làm thuốc là phần hạt, thường thu hoạch vào mùa quả chín, đem phơi hoặc sấy khô, khi dùng sẽ giã nhỏ, thêm chút muối tinh rồi ép lấy phần dầu.

Thành phần hóa học trong cây máu chó

Theo Đông y, cây máu chó có tính mát, vị chát, hơi the nhẹ, hạt dùng dưới dạng khô nên cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Thành phần cây máu chó được nhiều nghiên cứu phân tích, tỷ lệ các thành phần gồm có 7 – 10% là độ ẩm, 1.5 – 2% là chất vô cơ, 24 – 28% chất béo, 8% chất protit, 4 – 5% chất đường, 22 – 26% chất tinh bột.

Ngoài những thành phần trên trong hạt của cây máu chó còn có chứa một số loại chất khác như xenlulozo, men invertase, amylaza,… Dầu chiết xuất từ hạt của cây máu chó có màu đỏ đậm, mùi hắc, độ nhầy cao. Thành phần hóa dược trong dầu hạt cây máu chó chiếm từ 1.14 – 1.5%, trong đó nổi trội với thành phần phytosterol và lexitin.

Hiệu quả của cây máu chó trong chữa trị bệnh được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận. Nhiều nghiên cứu về giá trị và hiệu quả của cây máu chó cho thấy khả năng chống viêm mạnh mẽ, kháng khuẩn tốt, giảm viêm nhiễm và tăng khả năng phục hồi.

Tác dụng mà cây máu chó đem lại

Từ lâu, hạt cây máu chó đã được dân gian sử dụng để chữa trị bệnh ghẻ, căn bệnh dễ tái phát và khó chữa trị hoàn toàn bởi Tây y. Thuốc ghẻ được chiết xuất từ cây máu chó cũng đã được sản xuất và phân phối khá lâu trước đây, thậm chí có cả làng nghề chuyên chế biến thuốc trị ghẻ từ dầu của hạt cây máu chó.

Tìm hiểu thêm: Peel retinol có tác dụng gì với da?

Cây máu chó có tác dụng gì? Các thành phần hóa học trong cây máu chó 2
Dầu hạt cây máu chó có tác dụng chữa bệnh ghẻ, hủi,… hiệu quả

Hiệu quả của loại thuốc trị ghẻ thủ công này khá tốt. Khi thuốc Tây y chưa phổ biến và là điều xa xỉ với nhiều gia đình, loại thuốc chữa ghẻ từ cây máu chó này được cho là tác dụng gần như tuyệt đối, có thể giảm triệu chứng của bệnh ghẻ và ngừa bệnh quay trở lại.

Theo lưu truyền dân gian, bài thuốc chữa ghẻ bằng cây máu chó bao gồm 100kg hạt cây máu chó, sấy bỏ lớp vỏ bên ngoài và giã để lấy nhân hạt đem ép dầu. Phần dầu lấy từ hạt của cây máu chó được bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ sau khi tắm xong, có thể bôi nhiều lần trong ngày với tác dụng chính là kháng khuẩn, giảm viêm và tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh.

Tác dụng chính của cây máu chó trong dân gian và Đông y là kháng khuẩn và tiêu viêm. Ngoài bài thuốc chữa ghẻ thì cây máu chó còn được thêm vào nhiều bài thuốc khác với vai trò như thuốc bổ trợ, tăng hiệu quả chữa trị bệnh lý.

Bài thuốc từ cây máu chó

Sau khi khám phá tác dụng của cây máu chó, bạn có muốn biết thêm một số bài thuốc dân gian từ cây máu chó để chữa bệnh? Dưới đây là những bài thuốc có giá trị cao, được lưu truyền nhiều đời từ cây máu chó.

Bài thuốc cây máu chó chữa đau lưng: Nhờ tác dụng chống viêm mà cây máu chó có thể ứng dụng để chữa đau lưng do viêm đốt sống, các bệnh viêm xương khớp như viêm khớp gối. Bài thuốc cụ thể gồm 16g cây máu chó, 12g tục đoạn, 12g xuyên khung, 12g cẩu xích, 12g dây đau xương nấu với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa lượng nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc cây máu chó chữa đau đầu, chóng mặt: Với bài thuốc này, các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi,… sẽ thuyên giảm hiệu quả, lượng máu lưu thông lên não tăng hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu não. Bạn cần chuẩn bị 16g cây máu chó, 20g hà thủ ô đỏ, 20g đương quy, 20g nhân sâm, 20g thục địa nấu với 1 lít nước, dùng uống mỗi ngày trong 3 – 5 ngày liên tục.

Cây máu chó có tác dụng gì? Các thành phần hóa học trong cây máu chó 3

>>>>>Xem thêm: Tại sao cùng sinh mổ, người bị sẹo xấu, người lại không?

Bài thuốc từ cây máu chó giúp giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…

Bài thuốc cây máu chó chữa bệnh ghẻ, bệnh hủi: Tác dụng của cây máu chó với các bệnh ngoài da khá tốt, có thể chữa được bệnh ghẻ, ghẻ ruồi, bệnh hủi. Bạn cần chuẩn bị 50g hạt cây máu chó giã nhuyễn, thêm vào 200ml rượu trắng và nấu đến khi thấy hỗn hợp sệt lại là được. Hỗn hợp này có thể dùng để bôi một lớp mỏng trên bề mặt da chỗ bị ghẻ, nên bôi sau khi tắm là tốt nhất.

Nhìn chung, cây máu chó có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là cách bệnh ngoài da, bệnh tuần hoàn,… Để sử dụng cây máu chó hiệu quả nhất và không gây tác dụng phụ đến sức khỏe, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi dùng tại nhà.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *