Rửa mặt là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu ngay các bước rửa mặt cho trẻ mầm non đúng cách!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu ngay các bước rửa mặt cho trẻ mầm non đúng cách!
Rửa mặt đúng cách không chỉ giúp loại bỏ các lớp bụi bẩn và vi khuẩn bám trên bề mặt da mà còn giúp cho làn da nhạy cảm của trẻ trở nên mịn màng, căng bóng. Vì vậy, cha mẹ nên tạo thói quen rửa mặt hàng ngày cho trẻ ngay từ nhỏ. Hãy tham khảo ngay các bước rửa mặt cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Vì sao cần phải rửa mặt cho trẻ đúng cách?
Khi còn nhỏ, làn da của trẻ thường rất mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng trước sự xâm nhập của các tác nhân từ môi trường bên ngoài như: Khói bụi, vi khuẩn,… Hơn nữa, đây cũng là độ tuổi tò mò với thế giới bên ngoài nên không tránh được tình trạng trẻ thường xuyên nghịch bẩn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về da, bao gồm: Rôm sảy, viêm da, chàm, dị ứng, nổi mề đay, phát ban đỏ,… Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn các bước rửa mặt cho trẻ mầm non để loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, việc xây dựng thói quen rửa mặt hàng ngày cho trẻ còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:
- Bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ khỏi vi khuẩn;
- Hỗ trợ giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da khô, mẩn ngứa;
- Hạn chế tình trạng da bị tổn thương, trầy xước do rửa mặt không đúng cách;
- Xây dựng kỹ năng sống cần thiết cho trẻ;
- Hình thành lối sống văn minh, sạch sẽ;
- Rèn luyện tính độc lập cho con ngay từ khi còn nhỏ;
- Tăng cường khả năng vận động, phát triển của đôi tay;
- Trẻ cảm thấy tự tin, sạch sẽ khi giao tiếp với mọi người.
Các bước rửa mặt cho trẻ mầm non
Các bước rửa mặt cho trẻ mầm non cũng rất đơn giản. Đó là:
- Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết, bao gồm: Khăn mềm, chậu rửa mặt và nước sạch.
- Bước 2: Cha mẹ hướng dẫn trẻ các bước rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi rửa mặt.
- Bước 3: Luồn hai ngón trỏ vào một góc khăn và bắt đầu vệ sinh hai mắt.
- Bước 4: Phần khăn sạch còn lại để lau các phần khác trên mặt như: Mũi, cằm, miệng.
- Bước 5: Dịch chuyển hai tay đến vùng khăn sạch khác để lau gò má và trán,
- Bước 6: Gấp đôi khăn lại và dùng mặt sau của khăn để lau vùng gáy và cổ.
- Bước 7: Khăn làm 4 phần và dùng một phần còn lại để vệ sinh tai và vành tai.
- Bước 8: Cuối cùng, lau sạch bên trong hai lỗ mũi bằng một góc của chiếc khăn mặt.
Để quá trình rửa mặt trở nên thú vị hơn, cha mẹ có thể cùng con chơi đùa để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Bạn có thể sử dụng các vật dụng có hình dáng đáng yêu, nhiều màu sắc để kích thích thị giác, hoặc mở nhạc nhẹ trong quá trình rửa mặt.
Ban đầu, trẻ có thể sẽ gặp khó khăn khi tự rửa mặt. Lúc này, cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ hoặc hướng dẫn trẻ thực hiện từng bước nhỏ. Khi đôi tay trẻ đã linh hoạt, việc rửa mặt sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn đáng kể đấy!
Có nên sử dụng sữa rửa mặt cho trẻ nhỏ không?
Không giống như người lớn, da mặt của trẻ còn rất mỏng nên bạn không cần sử dụng bất cứ sản phẩm tẩy rửa nào cho trẻ để tránh tình trạng kích ứng. Hơn nữa, do chưa bước vào độ tuổi dậy thì nên các tuyến mồ hôi và bã nhờn cũng chưa phát triển. Bạn có thể dễ dàng thấy răng làn da của trẻ mầm non luôn mịn màng, ít mụn và không có mồ hôi dầu.
Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm quá sớm còn có thể khiến cho làn da của trẻ bị lão hóa sớm, làm đứt gãy chuỗi collagen và mất đi tính đàn hồi ban đầu. Do đó, cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng sữa rửa mặt khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì (khoảng 10 – 12 tuổi).
Cách chọn khăn mặt phù hợp cho trẻ
Bên cạnh hướng dẫn các bước rửa mặt cho trẻ mầm non, cha mẹ cũng nên chủ động chọn mua những loại khăn phù hợp với làn da của trẻ. Đây là một số loại khăn được bác sĩ khuyến nghị là phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ em:
- Khăn sợi kháng khuẩn: Khăn sợi thường mỏng, nhẹ, giúp trẻ dễ cầm nắm khi rửa mặt. Loại khăn này cũng khó khả năng khử mùi tốt. Đồng thời, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
- Khăn mặt sợi cotton: Ưu điểm của loại khăn này là thấm hút nước tốt. Do được làm từ sợi cotton nên khăn rất mềm mịn và ít gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Khăn mặt sợi cotton organic: Đây là loại khăn được sản xuất 100% từ cây bông không biến đổi gen nên không chứa các hóa chất độc hại.
- Khăn mặt sợi tre: Sợi tre có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Nó rất thoáng khí, lại dễ vắt, dễ khô, mềm mại và thân thiện với môi trường.
Tìm hiểu thêm: Viêm amidan dễ tái phát vào mùa hè – Xử lý như thế nào?
Những sai lầm thường gặp khi rửa mặt cho trẻ
Người cho rằng các thao tác rửa mặt cho trẻ nhỏ cũng giống như người lớn. Vì vậy, không tránh được những sai lầm thường gặp sau:
Cho trẻ dùng chung khăn mặt với người lớn
Những chiếc khăn mà người lớn đã sử dụng có thể bám nhiều vi khuẩn, khiến trẻ bị viêm da. Hơn nữa, khăn mặt dùng cho người lớn dù được làm bằng chất liệu cotton cao cấp nhưng vẫn khá cứng. Điều này làm cho trẻ bị đau, xước da mặt và khiến trẻ sợ rửa mặt hàng ngày.
Không phơi khô khăn sau khi sử dụng
Khăn mặt sau khi sử dụng cần được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Một chiếc khăn ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Tốt nhất, sau vài lần sử dụng, mẹ nên phơi khăn của trẻ ở những nơi có nắng và làm mềm khăn định kỳ bằng giấm ăn.
Rửa mặt qua loa
Trẻ em thường hiếu động nên rất gương mặt rất dễ bị bẩn. Vì vậy, nhiều cha mẹ thường chủ quan rửa mặt qua loa cho trẻ mà quên mất rằng các kẽ tai mới chính là nơi tích tụ của bụi bẩn nhiều nhất. Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh kỹ vùng mắt để loại bỏ ghèn ở mắt cho trẻ.
Cần lưu ý gì trong quá trình rửa mặt cho trẻ?
Trong quá trình hướng dẫn trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc cần nhớ để rửa mặt đúng cách như sau:
- Kiểm tra kỹ khăn mặt trước khi rửa mặt để loại bỏ các vật nhọn như: Ghim cài, móc gây tổn thương làn da của trẻ.
- Luôn giặt khăn bằng nước ấm và nước giặt rồi phơi khô trước khi rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất bám trên mặt.
- Chỉ sử dụng một lượng nhỏ nước xả vải để hạn chế vải bị bông xù, sinh ra nhiều bụi lông, khiến cho trẻ bị viêm đường hô hấp.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng mắt đầu tiên, tránh lau mắt bằng vị trí khăn đã bị bẩn để tránh viêm nhiễm vùng mắt.
- Không chà xát quá mạnh để tránh làn da bị trầy xước, mẩn đỏ.
- Không dùng khăn ướt lau mặt vì khăn lau có chứa nhiều chất hóa học như: Paraben, methylisothiazolinone, chất tạo mùi và nhiều chất bảo quản khác có thể gây kích ứng da.
- Lau khô bằng khăn đã vắt khô khi đã rửa xong.
- Giặt lại khăn mặt một lần nữa sau khi rửa mặt rồi mới phơi khăn để đảm bảo khăn được sạch sẽ.
- Dạy trẻ xắn gọn tay áo và buộc gọn tóc để quá trình rửa mặt diễn ra khô ráo hơn.
>>>>>Xem thêm: Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được các bước rửa mặt cho trẻ mầm non đúng cách. Hãy hướng dẫn trẻ cách rửa mặt ngay từ nhỏ để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc làn da nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể