Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể gây biến chứng nặng nề. Tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho các bạn biết các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay.
Bạn đang đọc: Các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay và những điều cần biết
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa nhờ vào việc tiêm vắc xin thủy đậu hoặc các phương pháp khác, trong đó tiêm phòng vắc xin là biện pháp đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất. Vậy hiện nay có các loại vắc xin thủy đậu nào?
Contents
- 1 Tìm hiểu về bệnh thủy đậu và vắc xin phòng bệnh
- 2 Các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay
- 3 Một số lưu ý khi thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu
- 4 Các bài viết liên quan
- 4.1 Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
- 4.2 Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?
- 4.3 Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?
- 4.4 Bé 10 tháng tiêm sởi được không?
- 4.5 Các lưu ý sau khi tiêm vaccine Moderna
- 4.6 Tiêm Moderna có sốt không? Biện pháp xử lý sau tiêm sốt 38 độ trở lên
- 4.7 Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin
- 4.8 Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 4.9 Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record?
- 4.10 Người bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không? Tại sao?
Tìm hiểu về bệnh thủy đậu và vắc xin phòng bệnh
Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ, là bệnh lây nhiễm do virus Varicella – Zoster gây ra. Bệnh lây từ người này sang người khác qua giọt nước bọt bắn ra từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh qua hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện hoặc lây nhiễm trực tiếp từ dịch tiết của người bệnh.
Dù là bệnh lành tính nhưng cũng có một số trường hợp gặp biến chứng đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh HIV/AIDS. Những biến chứng thường gặp khi bị thủy đậu như nhiễm trùng da, zona, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,… Riêng đối với phụ nữ đang mang thai dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Vắc xin thủy đậu là chế phẩm có chứa một chủng virus thủy đậu tự nhiên sống đó là virus Varicella Zoster. Tuy nhiên virus này đã được xử lý để giảm độc lực, không gây bệnh và có khả năng tạo miễn dịch khi tiêm vào cơ thể người.
Các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay
Tiêm vắc xin thủy đậu là phương pháp tạo miễn dịch chủ động. Hiện nay có các loại vắc xin thủy đậu như:
Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)
Đây là loại vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu, được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross – Hàn Quốc. Vắc xin Varicella được dùng tiêm phòng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Ngoài ra, vắc xin cũng được khuyến khích sử dụng cho những đối tượng chưa mắc thủy đậu và có các yếu tố như: Người có nguy cơ mắc thủy đậu cao, người có bệnh bạch cầu lympho cấp tính, người có khối u ác tính thể rắn đã áp dụng phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị để ức chế sự phát triển khối u, người có bệnh lý thận hư, hen phế quản, sinh viên y khoa, bác sĩ, cán bộ y tế, phụ nữ đang có dự định mang thai,…
Lịch tiêm của vắc xin Varicella cụ thể như sau:
- Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: 2 mũi. Mũi đầu tiên là mũi tiêm đầu tiêm trong độ tuổi. Mũi thứ 2 được tiêm cách sau mũi đầu tiên 3 tháng hoặc hẹn mũi 2 đến 4 – 6 tuổi.
- Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi và mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.
- Đối với phụ nữ đang có dự định mang thai thì nên hoàn thành lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
Tìm hiểu thêm: Đo Non-stress test bao nhiêu tiền? Quy trình từng bước đo Non-stress test
Vắc xin Varilrix (Bỉ)
Vắc xin Varilrix là một trong các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn GlaxoSmithkline (Bỉ). Vắc xin Varilrix được áp dụng cho người khỏe mạnh từ 9 tháng tuổi trở lên, người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh thủy đậu. Lịch tiêm đối với loại vắc xin này được thực hiện như sau:
- Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Nên được tiêm 2 mũi vắc xin và mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 3 tháng.
- Đối với trẻ 13 tuổi trở lên và người lớn: Cũng nên được nên 2 mũi nhưng mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.
Vắc xin Varivax (Mỹ)
Vắc xin Varivax tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ). Loại vắc xin này được áp dụng cho đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm vắc xin Varivax cụ thể như sau:
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều vắc xin 0.5ml.
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất tiêm lần đầu liều 0.5ml, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất khoảng từ 4 – 8 tuần, liều 0.5ml.
>>>>>Xem thêm: Những cách nâng cao sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, an toàn
Một số lưu ý khi thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Để các loại vắc xin thủy đậu phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi thực hiện tiêm phòng vắc xin bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chủ động tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước ít nhất 01 tháng từ thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh để cơ thể tạo kháng thể.
- Tuân thủ đúng theo lịch tiêm vắc xin mũi bổ sung nếu cần để tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.
- Không tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ có các vấn đề về sức khỏe hoặc đang điều trị bệnh nền như ung thư, lao, rối loạn đông máu,…
- Sau khi thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu, tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh trong vòng ít nhất 6 tuần.
- Theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế sau khi tiêm 30 phút.
- Giữ vệ sinh vùng tiêm sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, không nên tự ý bôi, đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vùng tiêm.
- Sau khi tiêm nếu xuất hiện các phản ứng phụ nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trên đây là thông tin về các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay. Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn có khả năng gây biến chứng nặng nề đối với sức khỏe khi không được điều trị phù hợp. Việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và không tốn kém. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta nên chủ động liên hệ với cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng cho bản thân và cả người thân trong gia đình nữa nhé.
Các bài viết liên quan
-
Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
-
Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?
-
Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?
-
Bé 10 tháng tiêm sởi được không?
-
Các lưu ý sau khi tiêm vaccine Moderna
-
Tiêm Moderna có sốt không? Biện pháp xử lý sau tiêm sốt 38 độ trở lên
-
Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin
-
Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
-
Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record?
-
Người bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không? Tại sao?