Bé 7 tháng tuổi biết làm gì là một trong những điều các mẹ bỉm cần chủ động tìm hiểu trong quá trình nuôi dạy trẻ để đồng hành cùng bé qua những thay đổi quan trọng về mặt cảm xúc cũng như khám phá thế giới xung quanh.
Bạn đang đọc: Bé 7 tháng tuổi biết làm gì? Những điều bố mẹ cần biết
Khi trẻ bước vào tháng thứ 7 không chỉ ăn, ngủ và đi vệ sinh như nhiều bố mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh thường nghĩ, mà sẽ có nhiều tò mò và tự mình khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh. Việc tìm hiểu trước các giai đoạn phát triển của bé sẽ giúp phụ huynh định hướng được cách nuôi dạy và chăm sóc theo tính cách từng bé. Vậy bé 7 tháng tuổi biết làm gì? Hãy để Kenshin bật mí cho các bố mẹ về những điều trẻ đạt được trong giai đoạn này nhé.
Contents
Bé 7 tháng tuổi biết làm gì?
Bé 7 tháng tuổi biết làm gì? Dưới đây là một số kỹ năng được phát triển trong giai đoạn này để giải đáp thắc mắc của nhiều bố mẹ.
Kỹ năng xã hội và bộc lộ cảm xúc
Phát triển cảm xúc là một trong những cột mốc quan trọng trong những năm tháng đầu đời, đồng thời cũng là điểm xuất phát để phát triển các kỹ năng giao tiếp của trẻ, trong đó có thể nói đến như:
- Bé quan sát những hành động của người lớn và bắt chước làm theo.
- Bé có những biểu hiện cảm xúc rõ ràng như khó chịu, cười và bực bội.
- Bé nhận ra những người thân quen và bày tỏ sự thích thú.
- Bé thể hiện rõ cảm xúc đối với điều mình thích và không thích. Đặc biệt là cảm thấy sợ hãi khi gặp người lạ.
Kỹ năng giao tiếp
Khi nghe được bất kỳ một được âm thanh nào đó, theo trí tò mò bé sẽ quan sát và tìm hướng phát ra âm thanh là một nhận biết cho thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ đã phát triển. Bên cạnh đó bé còn thể hiện khả năng nói qua các thói quen như:
- Bé cố gắng bắt chước theo biểu cảm của bạn khi nói.
- Bé la hét để thu hút sự chú ý từ người lớn, bố mẹ có thể áp dụng nguyên tắc 3 phút để tăng sự kết nối mạnh mẽ với trẻ.
- Bé bắt đầu bập bẹ tập nói các từ như “o”, “a”.
Khả năng nhận thức
Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận ra sự hào hứng của trẻ khi bắt đầu khám phá ra những điều mới mẻ, ví dụ như có thể tìm kiếm các đồ vật hoặc thu hút bởi các vật dụng có ánh sáng bắt mắt. Bên cạnh đó khi bố mẹ gọi tên bé, bé sẽ thể hiện quay đầu về phía bố mẹ hoặc sử dụng tay đòi bế, nếu bị từ chối bé sẽ phản ứng với thái độ buồn và khóc.
Kỹ năng vận động
Kỹ năng cuối cùng để trả lời cho thắc mắc bé 7 tháng tuổi biết làm gì đó là kỹ năng vận động, cụ thể:
- Trẻ có khả năng lật người và chuẩn bị tư thế để chuyển sang bò.
- Bé bắt đầu nhặt đồ chơi nhỏ, sau đó ném đi và cố gắng nhặt lại.
- Trẻ học cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ để giữ thức ăn.
- Trẻ tiếp cận các vật bằng một hoặc hai tay và đưa vào miệng.
- Bé bắt đầu tự ngồi với sự trợ giúp từ người lớn.
Tìm hiểu thêm: Chụp X quang khung chậu có ý nghĩa gì? Quy trình thực hiện ra sao?
Những điều bố mẹ cần biết khi trẻ qua cột mốc 7 tháng tuổi
Dưới đây là những điều bố mẹ cần biết để chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi tốt hơn.
Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi
Khi bé bước qua tháng thứ 7 thì sẽ ngủ từ 12 – 14 giờ/ngày, nhưng ở một số trẻ có thể gặp hiện tượng hồi quy giấc ngủ là khi đã từng ngủ ngon nhưng nay trẻ khó ngủ hoặc ngủ chập chờn, dễ thức dậy lúc nửa đêm.
Bên cạnh đó vào giai đoạn này, một số trẻ sẽ có các biểu hiện như trằn trọc khi tách khỏi bố mẹ, khóc khi ru ngủ hoặc thức dậy.
Thể chất của trẻ
Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý? Về mặt thể chất, bố mẹ có thể tham khảo chỉ số trung bình về cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 7 tháng như sau:
- Bé trai: Cân nặng trung bình từ 7,4 – 9,2 kg và chiều cao trung bình từ 67 – 71cm.
- Bé gái: Cân nặng trung bình từ 6,8 – 8,6 kg và chiều cao trung bình từ 65 – 69cm.
>>>>>Xem thêm: Top 7 thói quen cho xương khớp chắc khỏe mà bạn không nên bỏ qua
Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ từ 7 tháng tuổi
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì để bé phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn cảm xúc thì hàm lượng dinh dưỡng đối với trẻ 7 tháng bố mẹ có thể tham khảo qua như:
- Phô mai: Có thể cho trẻ ăn kết hợp phô mai với cháo hoặc bột vào buổi sáng để bé 7 tháng bổ sung canxi tăng chắc khỏe cho xương và răng. Bố mẹ có thể cho trẻ làm quen trong giai đoạn đầu với hàm lượng ít rồi tăng dần, hạn chế cho trẻ ăn chất béo quá nhiều.
- Cháo: Bước qua tháng thứ 7 cháo chỉ dùng để bé tập ăn dặm, nên bố mẹ không nên ép trẻ nếu trẻ không thích ăn, có thể cho bé làm quen với hương vị mỗi ngày một ít.
- Sữa chua: Để phòng ngừa và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ, có thể cho bé ăn mỗi ngày chỉ 50g sau bữa chính 30 phút.
- Sữa: Đảm bảo khoảng 500ml/ngày có thể sử dụng sữa công thức hoặc sữa mẹ.
- Bột: Bố mẹ thay đổi nhiều nguyên liệu khác nhau trong 3 bữa ăn bột dặm của trẻ, nhưng cần đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất, chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ.
Đối với các thực phẩm dễ gây dị ứng thức ăn đối với trẻ như thịt bò, thịt heo hoặc hải sản thì bố mẹ nên cho trẻ làm quen dần cho đến khi qua 9 tháng để trẻ quen với thức ăn không bị ói.
Trên đây là những chia sẻ về cột mốc bé 7 tháng tuổi biết làm gì để các bố mẹ có cái nhìn sâu sắc hơn về một đứa bé 7 tháng để các bậc phụ huynh đưa ra phương pháp nuôi dạy trẻ hiệu quả nhất cho tương lai.
Xem thêm: B
é 7 tháng ăn được rau gì phù hợp?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể