Chụp X quang khung chậu được chỉ định để chẩn đoán các bất thường, tổn thương hoặc bệnh lý ở khung chậu. Đặc biệt, đây cũng là xét nghiệm hình ảnh quan trọng giúp dự đoán khả năng sinh thường ở nữ giới.
Bạn đang đọc: Chụp X quang khung chậu có ý nghĩa gì? Quy trình thực hiện ra sao?
Chụp X quang khung chậu là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh vùng xương chậu bằng máy chụp X quang và tia X. Kỹ thuật nhằm phát hiện, đánh giá, chẩn đoán các tổn thương, bất thường, bệnh lý ở vùng xương chậu. Thông qua chụp X quang vùng xương chậu, bác sĩ cũng đánh giá được khả năng sinh thường ở phụ nữ. Vậy kỹ thuật chụp X quang này có ý nghĩa gì và quy trình thực hiện cụ thể ra sao?
Contents
Giải phẫu khung chậu của con người
Khung chậu của con người có chức năng như một chiếc giá đỡ, bảo vệ các tạng như trực tràng, buồng trứng, tử cung, bàng quang… Khung chậu có cấu tạo gồm 4 xương là 2 xương chậu, xương cùng trên và xương cụt dưới. Xương chậu là xương to, dẹt, hình cánh quạt. Xương cùng gồm 5 đốt, đỉnh xương cùng tiếp giáp với xương cụt. Xương cụt gồm 4 – 6 đốt, có một mặt trước, 1 mặt sau và 2 bờ.
Các xương của khung chậu được kết nối với nhau bằng 4 khớp bán động gồm: khớp mu, khớp cùng – chậu, khớp cùng cụt. Ở nữ giới, các khớp này có khả năng giãn nở trong quá trình phụ nữ chuyển dạ. Điều đặc biệt này giúp đầu thai nhi có thể chui qua khung chậu. Khi thai phụ càng lớn tuổi hoặc càng ít vận động, khả năng giãn nở của khung chậu càng giảm.
Chụp X quang khung chậu là gì?
Chụp X quang là kỹ thuật dùng tia X chiếu vào khung xương chậu để thu được hình ảnh khung chậu – cấu trúc mà chúng ta không có khả năng quan sát bằng mắt thường. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong thăm khám, đánh giá, chẩn đoán các vấn đề hoặc bệnh lý liên quan đến khung xương chậu. Chụp X quang khung chậu diễn ra nhanh chóng, đơn giản, an toàn, không xâm lấn nhưng lại cho kết quả khá chính xác.
Máy chụp X quang phát ra các chùm tia X. Tia X đi xuyên qua vùng khung chậu và hình ảnh khung chậu sẽ được thu lại, hiển thị trên phim. Do xương có khả năng cản tia X nên trên phim X quang xương sẽ có màu trắng. Những mảng tối, xám hơn chính là các mô, cơ khác xung quanh xương.
Chụp X quang vùng khung chậu thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như:
- Tìm nguyên nhân của cảm giác đau ở các vùng xương chậu, vùng hông hay vùng đùi.
- Tìm nguyên nhân của tình trạng biến dạng ở xương chậu, xương hông.
- Phát hiện gãy xương chậu hay các xương khác ở vùng khung chậu sau chấn thương.
- Phát hiện tình trạng khối u, nhiễm trùng ở vùng xương chậu.
- Đánh giá khả năng sinh thường qua ngả âm đạo ở phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Viêm thị thần kinh Leber: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Quy trình thực hiện chụp X quang khung chậu
Quá trình chụp X quang vùng xương chậu diễn ra khá nhanh gọn với tổng thời gian chỉ mất khoảng 15 – 30 phút. Trong quá trình chụp, người bệnh chỉ phải tiếp xúc với bức xạ thời gian cực ngắn, tính bằng giây nên luôn đảm bảo an toàn. Quy trình chụp X quang cụ thể gồm các bước sau:
- Chụp X quang có cần cởi quần áo không? Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân thay trang phục, tháo trang sức, phụ kiện bằng kim loại theo quy định.
- Kỹ thuật viên phòng chụp hướng dẫn người bệnh đứng đúng tư thế để chụp.
- Kỹ thuật viên tiến hàng chụp X quang sau khi người bệnh đứng đúng tư thế. Trong quá trình chụp, người bệnh cần đứng yên bất động vài giây để hình ảnh X quang không bị mờ nhòe.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không thể di chuyển đến phòng chụp. Máy chụp X quang di động sẽ được đưa đến giường bệnh. Người bệnh được chụp trong tư thế nằm hoặc ngồi.
Phụ nữ mang thai có chụp X quang khung chậu được không?
Khi nào phụ nữ mang thai chụp X quang khung chậu?
Như đã nói ở trên, chụp X quang khung chậu không chỉ để phát hiện các tổn thương hay bất thường mà còn để đánh giá khả năng sinh thường của phụ nữ. Thai phụ có chiều cao dưới 150cm, mông nhỏ thường có khung chậu hẹp, khó sinh thường qua ngả âm đạo. Để đánh giá lại khả năng sinh thường của phụ nữ, bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang khung xương chậu khi:
- Cân nặng ước tính của thai nhi khá to, thường trên 3,5kg.
- Thai nhi là con so ngôi mông.
- Thai nhi là thai thuận, từng mổ lấy thai không phải do khung chậu hẹp.
>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về thụ tinh nhân tạo
Phụ nữ mang thai có chụp X quang khung chậu nguy hiểm không?
Thời điểm bác sĩ chỉ định thai phụ chụp X quang khung xương chậu là khi thai nhi đủ 38 tuần tuổi. Nhiều người khi được chỉ định chụp X quang khi mang thai tỏ ra vô cùng hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thai phụ không nên chụp X quang trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai. Còn ở thời điểm thai 38 tuần và được bác sĩ chỉ định chụp X quang, thai phụ nên tuân thủ. Lý do là:
Tia X có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư, bệnh bạch cầu cấp cho thai nhi nhưng tỷ lệ nguy cơ này cực thấp. Theo nghiên cứu, thai nhi có thể có nguy cơ mắc ung thư nếu liều bức xạ từ 2 – 6 rads, nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu nhiễm liều bức xạ trên 5 rads. Trong khi đó, chụp X quang khung chậu có liều bức xạ chỉ khoảng 1.1 mGy (1 rads = 10 mGys). Ngoài ra, thai nhi mới hình thành dễ bị ảnh hưởng bởi tia X hơn. Khi thai nhi 38 tuần tuổi, mức độ ảnh hưởng thấp hơn nhiều.
Có thể thấy, chụp X quang vùng khung chậu của thai phụ khi thai nhi đã đủ 38 tuần tuổi không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên chụp X quang theo chỉ định và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin về chụp X quang khung chậu. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có quy trình đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không tốn kém. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở vùng khung chậu hoặc khi có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên thực hiện chụp X quang sớm để bảo vệ sức khỏe kịp thời.
Xem thêm:
- Bệnh gì cần chụp X-quang cột sống thắt lưng?
- Chụp X quang sọ não giúp phát hiện bệnh gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể