Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không?

Dây rốn hay còn gọi với tên dân gian là tràng hoa. Hiện tượng dây rốn quấn cổ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai nhi. Tuy vậy, để biết được dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không thì hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không?

Dây rốn quấn quanh cổ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khi thai nhi cử động hoặc chuyển dạ lúc gần sinh. Nhiều người lo lắng về việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, do đó hãy cùng điểm qua những thông tin dưới đây để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chức năng của dây rốn

Dây rốn đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy từ máu của mẹ sang con. Đây còn được xem như ống dẫn hai đầu rất quan trọng, do đó khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra thì mẹ và bé đều có nguy cơ gặp nguy hiểm. Đặc biệt, dây rốn có vấn đề sẽ khiến bé bị thiếu oxy, dẫn đến suy thai hoặc tử vong.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm không?

Dây rốn trung bình dài từ 50 – 60cm nhưng có trường hợp dài dưới 35cm gọi là dây rốn ngắn tuyệt đối. Ngoài ra, trường hợp dây rốn quấn vào cổ tay, chân hoặc thân thì được gọi là dây rốn ngắn tương đối. Tuy nhiên, dây rốn càng dài thì khả năng bị quấn vào cơ thể bé càng cao hoặc dây có thể bị thắt nút lại với nhau.

Ở trong bụng mẹ, sự chuyển động của thai nhi sẽ làm cho dây căng hơn và dài ra. Ngoài ra, việc dây rốn bị dài quá cũng không tốt vì có thể quấn vào các bộ phận thai nhi, nặng hơn có thể gây tắc nghẽn mạch máu.

Bước vào tuần 38 thai nhi sẽ phát triển toàn diện và sự vận động trong bụng mẹ cũng thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, lượng nước ối lúc này rơi vào khoảng 1000ml, vì vậy tỷ lệ thai nhi bị quấn dây vào cổ là rất cao.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không? 1

Khi thai nhi vào tuần 38 thai nhi sẽ dễ bị quấn dây vào cổ vì lượng nước ối lúc này lên đến 1000ml

Không ít người phân vân về việc “Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm không?”. Theo như các bác sĩ sản khoa cho biết, mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này. Bởi vì tỷ lệ thai nhi bị mắc dây rốn vào cổ khá thấp, khoảng 37% nhưng nhìn chung các bé đều chào đời khỏe mạnh. Do đó, trường hợp dây rốn quấn cổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé ở giai đoạn này là điều vô cùng hiếm gặp.

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ thường xuyên. Bởi vì tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 hay nhiều vòng cũng tiềm ẩn những rủi ro sau:

  • Thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình chuyển máu và dinh dưỡng. Do đó, bé có khả năng bị nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí tử vong trong bụng mẹ.
  • Khi mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn quanh cổ sẽ khiến thai nhi bị treo lên cao, từ đó bé khó lọt qua tử cung để ra ngoài. Lúc này nếu dây quấn quá chặt sẽ dẫn đến thiếu oxy.

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ

Nguyên nhân khiến thai 38 tuần bị dây rốn quấn quanh cổ thường vào thời điểm bé quay đầu xuống tử cung. Lúc này, dây rốn mềm, trơn nên chỉ cần bé lộn ngược là đã bị rối. Ngoài ra, tình trạng này có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Cấu trúc dây rốn kém: Dây rốn được bao phủ bởi một lớp sáng trơn và dẻo. Chúng có tác dụng giúp dây rốn không bị thắt nút hay quấn quanh thai khi vận động. Tuy nhiên, lớp sáp này không đủ sẽ làm gia tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.
  • Dây rốn quá dài: Dây dài trên 60cm được cho là dài, khiến bé dễ gặp phải tình trạng bị quấn quanh cổ cao hơn bình thường, nhất là khi chuyển động.
  • Mẹ mang đa thai: Việc này cũng khiến cho túi ối chật chội làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi.
  • Mẹ bầu dư ối hoặc đa ối: Đây cũng là nguyên nhân khiến dây rốn quấn quanh cổ thai.
  • Mẹ vận động mạnh hoặc lao động quá sức: Lúc này thai nhi có xu hướng quay đầu xuống dưới nhiều hơn, từ đó khiến dây quấn vào cổ.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và điều trị chứng đau đầu sau thủng màng cứng

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không? 2
Vào tuần thứ 38 dây rốn lúc này rất mềm, trơn vì thế chỉ cần bé lộn ngược là dây sẽ bị rối dễ quấn vào cổ

Cách phát hiện dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn quanh cổ được phát hiện khi siêu âm thai vì hầu như không có dấu hiệu gì biểu hiện ra bên ngoài. Đôi khi tùy thuộc vào cử động của bé hoặc cảm nhận của mẹ. Tốt nhất nên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh.

Nên làm gì khi dây rốn quấn cổ?

Như đã chia sẻ, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 ít xảy ra biến chứng nhưng vẫn tiềm ẩn một vài nguy cơ. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tái khám, siêu âm và cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Thường xuyên theo dõi cử động của thai: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38, mẹ nên đánh giá cử động của bé sau bữa ăn tối hoặc khi đi tiểu xong. Cố gắng đến khoảng 2 – 3 lần trong ngày theo khung giờ cố định. Theo các bác sĩ, thai ngủ khoảng 20 – 40 phút (không quá 90 phút) mỗi lần và có hơn 4 lần cử động mỗi giờ.
  • Nằm nghiêng sang trái: Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để cải thiện tình trạng thiếu dưỡng khí ở thai. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp quá trình chuyển máu và dưỡng chất dễ dàng hơn.
  • Thư giãn: Một điều quan trọng nữa mà mẹ bầu cần ghi nhớ đó là nên tăng cường nghỉ ngơi, không nên stress hay lo nghĩ về việc dây rốn quấn quanh cổ.
  • Liên hệ bác sĩ: Nếu như có dấu hiệu bất thường về thai nhi hãy trực tiếp thăm khám với bác sĩ.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không? 3

>>>>>Xem thêm: Scanneuron uống trước hay sau ăn? Những điều cần biết

Khi dây rốn quấn cổ việc cần làm là liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời

Bài viết trên Kenshin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về dây rốn quấn 1 vòng quanh cổ. Tuy nhiên, để biết được chính xác tình trạng và sự phát triển của bé thì mẹ nên đến những cơ sở uy tín để thăm khám, thực hiện kiểm tra và theo dõi.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *