Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Áp xe gan nhiễm khuẩn là một loại bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, gây tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Thông thường bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn sẽ rất khó phát hiện nếu chỉ thông qua các triệu chứng lâm sàng, mà phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Vậy áp xe gan nhiễm khuẩn là gì? Cùng Kenshin tìm hiểu tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây áp xe gan nhiễm khuẩn

Áp xe gan nhiễm khuẩn (pyogenic liver abscess) là sự hình thành nên ổ mủ nhiễm khuẩn trong hệ thống gan, chúng có thể nhỏ hoặc to, có thể đơn độc hoặc nhiều ổ mủ khác nhau, mà tác nhân gây ra chính là vi khuẩn.

Đa phần áp xe gan nhiễm khuẩn đều là thứ phát, chúng có thể bắt nguồn từ các ổ nhiễm khuẩn ở vùng bụng thông qua đường mật chiếm 40%, 20% là từ tĩnh mạch cửa, còn động mạch gan chiếm 12%. Ngoài ra việc chấn thương, bị xâm lấn từ nhiễm khuẩn do thủng tạng rỗng, hay sau khi chụp đường mật ngược dòng hoặc làm sinh thiết gan… đều có thể gây ra áp xe gan do nhiễm khuẩn.

Theo nghiên cứu, tình trạng áp xe gan do nhiều vi khuẩn khác nhau gây ra. Hầu như các loại vi khuẩn này có nguồn gốc từ đường ruột như khuẩn Klebsiella pneumoniae, khuẩn Escherichia coli, khuẩn Bacteroides hay khuẩn Enterococci… Ngoài ra, nhiễm trùng răng hoặc viêm nội tâm mạc khiến vi khuẩn tụ cầu và phế cầu, cũng gây ra áp xe gan.

Đặc điểm của áp xe gan nhiễm khuẩn gồm có:

  • Áp xe gan có thể gặp một hoặc nhiều ổ mủ nhiễm khuẩn. Theo nghiên cứu, có 74% áp xe ở thuỳ phải bị tác động, 16% là ở thuỳ trái và 10% là cả hai thuỳ.
  • Về đối tượng: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn ít hơn so với nam giới với tỷ lệ 1/1,5.
  • Những người rơi vào tình trạng suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh xơ gan hoặc người già, người lớn tuổi, thì có nguy cơ mắc bệnh áp xe nhiễm khuẩn cao hơn so với người bình thường.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị loại bệnh này là do biến chứng của sự thông nối tĩnh mạch rốn.

Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 1

Áp xe gan nhiễm khuẩn là một loại bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn gây ra

Triệu chứng của áp xe gan nhiễm khuẩn

Thực tế, triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn không đặc hiệu, chúng có thể gồm các biểu hiện như:

  • Đau ở vùng gan: Đau hạ sườn phải là biểu hiện phổ biến nhất, chiếm đến 90% số người mắc bệnh áp xe gan. Cơn đau có thể tăng lên khi thở mạnh, có thể đau lan lên đến vai phải.
  • Sốt cao: Người bệnh có thể sốt đến 39 – 40 độ C kèm theo biểu hiện rét run, môi khô và lưỡi bẩn. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có thể không sốt hoặc sốt nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hoá: Người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, chán ăn, sụt cân, nhưng thường không đặc hiệu.
  • Khi ấn vào vùng gan sẽ thấy đau hoặc khi sờ vào có thể cảm thấy có khối u.
  • Người bệnh từng mắc các bệnh về nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm trùng răng miệng hoặc ổ nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu rầm rộ khi ở trạng thái cấp tính, hoặc không có biểu hiện rõ ràng khi ở trạng thái bán cấp.
  • Vàng da là triệu chứng tương đối phổ biến của tình trạng áp xe gan nhiễm khuẩn.

Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 2

Vàng da là triệu chứng điển hình của áp xe gan nhiễm khuẩn

Chẩn đoán bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn

Để chẩn đoán bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn chính xác hơn, ngoài việc kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm máu: Để đánh giá lượng bạch cầu, quan sát thấy tăng bạch cầu, nhất là bạch cầu trung tính tăng cao, có thể có thiếu máu đẳng sắc ở mức nhẹ hoặc tăng tốc độ máu lắng.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Giúp bác sĩ kiểm tra chức năng và mức độ tổn thương của gan.
  • Sinh hoá máu: Để đo nồng độ hoặc hoạt độ của một số chất trong máu, cụ thể là ALP (phosphatase kiềm), AST, GGT và Bilirubin đầu thấy tăng.
  • Cấy máu: Thường là dương tính, xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra vi khuẩn gây bệnh.
  • Chụp X – quang ngực thẳng: Nhằm đánh giá tình trạng của ngực, bởi vì người mắc bệnh áp xe gan thường gặp bất thường ở ngực chiếm khoảng 50%, có thể bị viêm đáy phổi, tràn dịch màng phổi hoặc vòm hoành phải nâng cao.
  • Siêu âm ổ bụng: Đây là xét nghiệm có độ nhạy khá cao khoảng 80 – 95%. Siêu âm cho thấy hình ảnh ổ áp xe với biểu hiện khối choán chỗ có hình bầu dục hoặc hình cầu và giảm âm. Siêu có khả năng cho phép chọc hút ổ áp xe gan qua da để chẩn đoán và dẫn lưu dưới hướng dẫn của bác sĩ siêu âm.
  • Chụp CT scan ổ bụng: Là phương pháp có độ nhạy rất cao từ 95 – 100%, có tác dụng phát hiện ra áp xe trong trường hợp ổ áp xe nhỏ mà siêu âm không rõ hoặc nghi ngờ, cho phép dẫn lưu, chọc hút. Hơn nữa, loại xét nghiệm này còn giúp phát hiện áp xe khác trong bụng hoặc một số bệnh khác như viêm ruột thừa hoặc bệnh túi thừa. Khi CT scan ổ bụng sẽ thấy có giới hạn rõ hơn so với việc siêu âm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân u nang nhầy ở môi và cách điều trị

Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 3
Chụp CT scan ổ bụng giúp phát hiện ra ổ áp xe nhỏ mà siêu âm không rõ

Phương pháp điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn

Việc điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn sẽ kết hợp giữa điều trị nội khoa và có sự can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa gồm có:

Dùng kháng sinh

Ngay sau khi xác định người bệnh bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để tránh bệnh biến chứng sang nhiễm khuẩn huyết. Biện pháp điều trị đầu tay được áp dụng phổ biến nhất, đó là kết hợp giữa một loại kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 với một thuốc kháng vi khuẩn kỵ khí như Metronidazole. Lựa chọn thứ 2 là kết hợp kháng sinh loại Penicillin với Metronidazol.

Phương pháp dùng kháng sinh đơn thuần có thể sử dụng khi chưa xuất hiện tổn thương hoá lỏng ổ áp xe, tuy nhiên biện pháp này lại có tỷ lệ gây ra biến chứng rất cao. Hơn nữa, hiện tượng đề kháng kháng sinh càng ngày càng tăng, khiến cho việc điều trị có thể phải kéo dài.

Chọc hút ổ áp xe

Đây là phương pháp vừa giúp chẩn đoán bệnh, vừa giúp điều trị bệnh. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là người bệnh phải làm nhiều lần phương pháp này. Ưu điểm của chọc hút ổ áp xe: Cách thực hiện đơn giản, ít xâm lấn, chi phí thấp, có thể chọc được nhiều ổ áp xe. Thông thường, tỷ lệ thành công khoảng 60%.

Dẫn lưu dịch thông qua Catheter

Đa số các trường hợp bị áp xe gan nhiễm khuẩn sẽ lựa chọn phương pháp này, bởi vì có tỷ lệ thành công cao. Dùng dẫn lưu dịch thông qua Catheter kèm theo việc dùng kháng sinh thì cho ra kết quả cao. Ngoài ra, có một số trường hợp chống chỉ định dẫn lưu như rối loạn đông máu hay bụng có dịch. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến một số biến chứng như thủng tạng rỗng, xuất huyết, dò mủ, phúc mạc và tràn khí màng phổi.

Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Cảm giác đau khổ ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Người bị áp xe gan nhiễm khuẩn có thể uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị ngoại khoa

Điều kiện để điều trị ngoại khoa gồm có:

  • Có dấu hiệu của viêm phúc mạc, ổ áp xe bị vỡ hoặc dọa vỡ;
  • Điều trị bằng dẫn lưu Catheter hoặc bằng chọc hút thất bại;
  • Ổ áp xe lớn hoặc nhiều vách, có mủ đặc và thành dày;
  • Có bệnh lý ở trong bụng cần phải phẫu thuật như viêm ruột thừa.

Bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn là một loại bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao, nhất là những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Hy vọng bài viết trên giúp người đọc có thêm những thông tin hữu ích về loại bệnh này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *