Phù nề xuất huyết cấp tính – căn bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

Phù nề xuất huyết cấp tính căn bệnh lạ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ở trẻ sơ sinh. Các mẹ hết sức chú ý. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm

Bạn đang đọc: Phù nề xuất huyết cấp tính – căn bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

Phù nề xuất huyết cấp tính là căn bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào hồi cuối tháng 11 năm 2020. Bệnh lý này có gì đặc biệt? Mức độ nguy hiểm nếu mắc phải? Và cách chữa trị ra sao?

Phù nề xuất huyết cấp tính là bệnh gì?

Đến nay trên thế giới mới chỉ ghi nhận có khoảng hơn 300 đến 500 ca mắc. Tỷ lệ thực sự là vô cùng nhỏ. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện trên thế giới vào năm 1913 tại Mỹ ở 1 trẻ sơ sinh. Bệnh có tên gọi là hội chứng Seidlmayer, phát ban và phù nề ở trẻ sau nhiễm trùng. Hay phù nề Purpura en cocarde avec, Finkelstein.

Tại Việt Nam, năm 2020, một em bé ở Phú Thọ chỉ khoảng 6 tháng tuổi nhận thấy những nốt xuất huyết tím bầm đối xứng trên vùng da tay, chân, má. Khi được nhập viện, bé tiếp tục xuất hiện thêm những nốt như phát ban khắp người. Kèm theo là phù nề, sưng đau.

Phù nề xuất huyết cấp tính - căn bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam 1

Phù nề xuất huyết dưới da căn bệnh lạ hiếm gặp.

Về mức độ bệnh học, nhận thấy mức tiểu cầu giảm, thành mạch kém bền dẫn đến máu không được cầm lại mà xuất huyết ra ngoài lòng mạch. Bệnh có biểu hiện cấp tính, mạch máu tự vỡ nhiều nơi trên cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh phù nề xuất huyết cấp tính

Căn bệnh hiếm gặp này, đến nay y khoa vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho nguyên nhân gây bệnh. Đối với những trường hợp ghi nhận đều có tiền sử bị nhiễm vi rút trước đó. Viêm hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày ruột và sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Dấu hiệu phát hiện nhanh bệnh lý này

Như trường hợp của bé trai sơ sinh tại Việt Nam. Ban đầu cũng chỉ là nốt phát ban nhỏ giống với mề đay, phát ban bình thường. Sau đó nốt xuất huyết này lan rộng ra và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Các vết bầm tím như bị thương trông rất đáng sợ.

Những ca bệnh trước đây các em bé phát hiện nổi ban sau 2 ngày không tự hết. Sau đó có thấy đau, sưng khớp tại vùng xuất huyết. Trầm trọng hơn, là bệnh nhân không thể đi lại được.

Triệu chứng điển hình đối với bệnh phù nề xuất huyết cấp tính:

  • Phát ban với vết xuất huyết tím đen, lan rộng nhanh chóng toàn thân. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện ở tay, chân, mặt, mông, cẳng tay, cẳng chân. Màu sắc và kích thước không đồng đều. Đặc biệt ở phần mí mắt, tai và má có hình hoa thị.
  • Phù nề, sưng phần da mô mềm xung quanh các nốt xuất huyết
  • Đau đớn, quấy khóc.
  • Các chỉ số xét nghiệm máu của bệnh không có gì bất thường. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh gặp rất nhiều khó khăn và thường chẩn đoán sai, nhầm lẫn với bệnh lý khác. Hầu hết, bệnh lý này đều được chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng, biểu hiện trên cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Toner và nước hoa hồng khác nhau ở điểm gì?

Phù nề xuất huyết cấp tính - căn bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam 2

Xuất hiện ban đỏ dưới da, sau đó nhanh chóng lan rộng.

Các nốt xuất hiện xuất hiện sớm nhất trên bàn tay, bàn chân của trẻ. Sau đó, trong vòng 24 đến 48h lan nhanh khắp toàn bộ cơ thể.

Với những ca bệnh trước đây trong lịch sử được ghi nhận, nhiều bé có biển hiện viêm đường hô hấp trên, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm tiết niệu, viêm amidan do vi rút, vi khuẩn trong 1 – 2 tuần thì bắt đầu xuất huyết.

Ca bệnh bé trai tại Việt Nam có xét nghiệm máu với lượng bạch cầu tăng vọt, biểu hiện của rối loạn đông máu. Mặc dù, gia đình không ai mang căn bệnh di truyền đông chảy máu. Tất cả triệu chứng đều không phù hợp với bất kì bệnh lý thường gặp nào.

Bệnh xuất huyết cấp tính có nguy hiểm không?

Tuy là căn bệnh hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng không quá cao. Đa phần căn bệnh này lành tính. Bé gái tại Ireland, ghi nhận ca bệnh vào năm 2019, phát ban 2 tuần, có sưng khớp, đau đớn. Thậm chí, không thể đi lại được sau đó. Nhưng trong vòng 2 ngày các nốt xuất huyết tự lặn, bé hoàn toàn bình phục mà không cần bất cứ can thiệp y tế nào.

Tuy nhiên, những biến chứng nguy hiểm làm tổn thương nội tạng như viêm tinh hoàn, dính ruột, viêm khớp, viêm thận, chảy máu tiêu hóa… đe dọa đến tính mạng của trẻ cũng đã được báo cáo.

Phù nề xuất huyết cấp tính - căn bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam 3

>>>>>Xem thêm: Phân độ thoái hóa khớp gối và cách điều trị từng giai đoạn

Đưa ngay trẻ đi khám nếu vết xuất huyết không hết sau 2 ngày.

Vì vậy, khi các bậc phụ huynh phát hiện bé nhà mình có những nốt bầm tím lạ, không tự hết đi kèm theo biểu hiện nghiêm trọng khác cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán.

Điều trị bệnh xuất huyết cấp tính như thế nào?

Đến nay, do chưa tìm được nguyên nhân bệnh sinh thực sự của căn bệnh này mà câu trả lời cho việc điều trị triệt để bệnh vẫn bị bỏ ngỏ.

Bởi vì đa phần các bệnh nhân sẽ tự khỏi, phác đồ điều trị sẽ là theo dõi và sử dụng corticoid (thuốc chống viêm, giảm đau) toàn thân để giảm triệu chứng cấp tính.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh hiếm gặp lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam mang tên phù nề xuất huyết cấp tính. Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *