Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến và có đến 1/3 người trên 40 tuổi mắc căn bệnh này. Muốn điều trị hiệu quả bệnh cần xác định đúng phân độ thoái hóa khớp gối, từ đó lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp, có hiệu quả.
Bạn đang đọc: Phân độ thoái hóa khớp gối và cách điều trị từng giai đoạn
Thoái hóa khớp gối diễn ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn và chịu tổn thương. Tác nhân gây thoái hóa khớp gối có thể do tuổi tác, lão hóa tự nhiên của cơ thể, chất thương hoặc bệnh lý. Phân độ thoái hóa khớp gối gồm 4 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn có cách điều trị khác nhau.
Contents
Thế nào là thoái hóa khớp gối?
Trước khi tìm hiểu phân độ thoái hóa khớp gối, bạn cũng nên tìm hiểu rõ hơn bệnh thoái hóa khớp gối là gì và nguyên nhân, triệu chứng chung của bệnh. Khớp gối là một trong những khớp khỏe và chịu áp lực nhiều nhất trên cơ thể. Theo thời gian hoặc do tác động từ bên ngoài như chấn thương, bệnh lý khiến cho lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn và suy giảm chức năng, dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối.
Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức mỗi khi di chuyển. Nguyên nhân là do khi khớp gối thoái hóa, lớp sụn gối để bôi trơn, hỗ trợ vận động 3 xương ở khớp gối bị giảm và các xương ma sát vào nhau mỗi khi vận động, đi lại tạo thành những cơn đau vô cùng khó chịu.
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể nhận thấy triệu chứng như khớp gối sưng to, cứng khớp và khó khăn mỗi khi đứng lên ngồi xuống hoặc đi lại, đầu gối đau nhức khó chịu, hoạt động mạnh hoặc khiêng vác đều khiến cơn đau tái phát,…
Nguyên nhân nào gây bệnh thoái hóa khớp gối? Có rất nhiều tác nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối. Điển hình có thể kể đến như lớn tuổi, cân nặng, di truyền, giới tính, chấn thương, vận động nhiều và bệnh lý. Nhìn chung, bệnh thoái hóa khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần điều trị, giảm triệu chứng dựa trên phân độ thoái hóa khớp gối để giúp người bệnh thoải mái hơn.
Phân độ thoái hóa khớp gối
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối gồm những giai đoạn nào? Theo các bác sĩ cho hay, thoái hóa khớp gối gồm có 4 giai đoạn chính có đặc điểm bệnh lý và phương pháp điều trị khác nhau. Phân độ thoái hóa khớp gối cụ thể gồm:
Thoái hóa khớp gối cấp độ 1
Đây là phân độ thoái hóa khớp gối nhẹ nhất và thường không có biểu hiện quá rõ ràng của bệnh. Người bệnh thoái hóa khớp gối độ 1 thường nhận biết bệnh khi khám sức khỏe tổng quát hoặc thăm khám khi chấn thương. Phân độ thoái hóa khớp gối cấp 1 có phần sụn khớp chưa bị bào mòn và thoái hóa hoàn toàn, mức độ tổn thương thấp nên chưa gây ra quá nhiều triệu chứng.
Người bệnh có thể chỉ cảm thấy hơi đau nhức đầu gối mỗi khi thay đổi thời tiết, vận động mạnh,… nhưng cơn đau không kéo dài, tần suất đau ít nên dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nhức xương khớp thông thường. Tuy nhiên tốc độ tiến triển của bệnh nhanh, diễn biến từ phân độ 1 sang 2 khá nhanh nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Thoái hóa khớp gối cấp độ 2
Nghiêm trọng hơn phân độ thoái hóa khớp gối cấp 1, thoái hóa khớp gối cấp 2 nặng hơn. Giai đoạn 2 của bệnh, các gai xuất hiện ở khớp gối nhiều hơn, hình chụp X-quang cũng nhận thấy những hình dáng gai khớp rõ ràng hơn. Vì nhiều gai khớp nên khi người bệnh vận động, đi lại,… các gai này đâm vào sụn khớp, mô mềm xung quanh dẫn đến các cơn đau nhức dai dẳng.
Ngoài ra, ở phân độ thoái hóa khớp gối 2 phần dịch bao hoạt dịch tuy giảm nhưng vẫn còn đủ để cung cấp cho các vận động ở khớp gối nên người bệnh đôi khi không gặp nhiều khó khăn khi vận động, làm việc,…
Những triệu chứng đầu tiên khi thoái hóa khớp gối phát triển đến giai đoạn 2 bao gồm đau nhức đầu gối kéo dài, đặc biệt là khi đi bộ, chạy bộ, vận động mạnh, khớp gối có cảm giác cứng và khó cử động, mỗi khi khụy gối hoặc ngồi xuống bị đau nhức đầu gối,…
Tìm hiểu thêm: Những biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí
Thoái hóa khớp gối cấp độ 3
Khi bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển đến giai đoạn 3, người bệnh cảm nhận rõ ràng các triệu chứng của bệnh và đây cũng là giai đoạn nhiều người phát hiện bệnh nhất. Tiến triển đến phân độ thoái hóa khớp gối này bệnh nhân sẽ nhận thấy đau đớn nhiều hơn mỗi khi quỳ gối, đi bộ, chạy bộ, vận động,… Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể bị co cứng khớp gối mỗi buổi sáng thức dậy.
Chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa cho biết, phân độ thoái hóa khớp gối giai đoạn 3 tình trạng sụn khớp bị bào mòn nhiều hơn, gần như lượng dịch bao hoạt dịch không còn nhiều nữa, các khớp xương dễ ma sát vào nhau dẫn đến đau nhức.
Thoái hóa khớp gối cấp độ 4
Những phân độ thoái hóa khớp gối 1, 2 là bệnh nhẹ còn cấp độ 4 là nặng nhất. Khớp gối khi này gần như thoái hóa hoàn toàn và không còn khả năng phục hồi lại nguyên trạng như ban đầu. Triệu chứng thoái hóa khớp gối cấp độ 4 cũng giống với những giai đoạn trước nhưng tần suất và thời gian kéo dài cơn đau nhiều hơn, lớp sụn bào mòn gần như hoàn toàn.
Hướng điều trị trong từng giai đoạn thoái hóa khớp gối
Nhận biết phân độ thoái hóa khớp gối là cách để tìm kiếm phương pháp chữa trị thích hợp, có hiệu quả, tránh cho bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp chữa thoái hóa khớp gối theo các giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 1: Hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp gối cấp độ 1 không cần chỉ định điều trị nhưng bác sĩ vẫn khuyến khích bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn, chế độ ăn uống lành mạnh,…
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này người bệnh có thể được bác sĩ kê thuốc uống kết hợp với thói quen lành mạnh như giảm cân, giảm áp lực lên đầu gối, hạn chế chấn thương, sử dụng nẹp đầu gối để cố định khớp gối, dùng đai bảo vệ đầu gối.
Giai đoạn 3: Sử dụng thuốc giải đau OTC theo đơn thuốc của bác sĩ và kết hợp ăn uống lành mạnh.
Giai đoạn 4: Phẫu thuật đục xương chỉnh trục, phẫu thuật khớp gối, phẫu thuật nội soi khớp gối, tiêm chất nhờn vào khớp gối,…
Lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối
Trong quá trình chữa trị bệnh theo phân độ thoái hóa khớp gối, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
- Ăn uống lành mạnh, tránh ăn thực phẩm có quá nhiều chất béo và đường, dầu mỡ,…
- Không nên sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn gồm thuốc lá, rượu, bia,…
- Tập luyện vừa sức kết hợp với các động tác kích hoạt khớp gối.
- Tập vật lý trị liệu với người bệnh cứng khớp, đau nhức khớp.
- Uống nhiều nước và có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây tươi, sinh tố rau củ quả hoặc nước dừa,…
- Thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để biết tình trạng bệnh và mức độ tiến triển của bệnh, hiệu quả của cách chữa thoái hóa khớp gối.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ đau đầu
Phân độ thoái hóa khớp gối không những giúp bác sĩ chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị chuẩn xác hơn mà còn hỗ trợ bệnh nhân lên kế hoạch chăm sóc, vận động thích hợp với thực trạng bệnh lý của bản thân. Bệnh thoái hóa khớp gối phát hiện càng sớm càng dễ chữa nên ngay khi có dấu hiệu bị bệnh bạn nên đi khám sớm nhé.
Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể