Đột quỵ mất trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đột quỵ mất trí nhớ là một trong những biểu hiện đặc biệt của bệnh đột quỵ. Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng để giảm thiểu biến chứng cho người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị của đột quỵ mất trí nhớ như thế nào?

Bạn đang đọc: Đột quỵ mất trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đột quỵ mất trí nhớ là một tình trạng sức khoẻ nguy hiểm, cần xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hôm nay, Kenshin sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị đột quỵ mất trí nhớ.

Các dạng đột quỵ

Trước khi hiểu sâu về tình trạng đột quỵ mất trí nhớ, mời bạn đọc cùng Kenshin tìm hiểu về các dạng đột quỵ. Theo đó, đột quỵ có 3 dạng bệnh như sau:

Đột quỵ do thiếu máu não

Đây là một dạng đột quỵ phổ biến nhất và chiếm hơn 85% trong tổng số ca bệnh đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc nghẽn do cục máu động hoặc cặn bã nhựa khiến cho não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn đến tổn thương.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể gây ra chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới.

Đột quỵ do xuất huyết não

Dạng đột quỵ này chiếm khoảng 15% trong tổng số ca bệnh đột quỵ. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu nuôi dưỡng một vùng não nào đó bị vỡ và gây tràn máu vào các khu vực khác trong não. Tình trạng này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong cho bệnh nhân.

Chứng mất trí nhớ có thể là một di chứng xuất hiện sau đột quỵ do tổn thương não.

Cơn đột quỵ thoáng qua

Cơn đột quỵ thoáng qua là một cơn đột quỵ nhẹ thường xảy ra khi có sự gián đoạn ngắn hạn trong lưu lượng máu nuôi dưỡng não bộ và thường kéo dài không quá 24 giờ. Mặc dù triệu chứng của đột quỵ thường sẽ tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ. Tình trạng này cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ tạm thời.

Chứng đột quỵ mất trí nhớ có thể xuất hiện ở cả ba dạng bệnh đột quỵ này do não bị tổn thương hoặc gián đoạn quá trình lưu thông máu đến các vùng quan trọng của não bộ.

Việc phục hồi chức năng của não bộ thường sẽ cần thời gian cũng như sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và dược sĩ. Điều quan trọng là cần phải nhận biết triệu chứng sớm và tìm đến sự can thiệp y tế nhằm tối ưu hóa cơ hội hồi phục.

Đột quỵ mất trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 1

Tắc mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ mất trí nhớ

Dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ mất trí nhớ, cụ thể là:

  • Tổn thương não: Vị trí tổn thương cũng như mức độ tổn thương não sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ mất trí nhớ của bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến các loại sa sút trí tuệ khác nhau như mất trí nhớ đa vùng, mất trí nhớ đơn, sa sút trí tuệ hỗn hợp và sa sút trí tuệ não mạch.
  • Tái phát đột quỵ: Những bệnh nhân đã trải qua nhiều cơn đột quỵ thì sẽ có khả năng cao hơn mắc phải các dạng suy giảm trí nhớ có liên quan đến đột quỵ.
  • Yếu tố nguy cơ: Nguy cơ dẫn đến mất trí nhớ sau đột quỵ có thể gia tăng cùng với tuổi tác, giới tính (phụ nữ sẽ có nguy cơ cao hơn) và tiền sử gia đình có người bị mất trí nhớ hoặc đột quỵ.

Việc chăm sóc sức khỏe toàn trạng và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ (tăng huyết áp, tiểu đường…) có thể giúp giảm nguy cơ gây mất trí nhớ sau đột quỵ. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã từng bị đột quỵ và gặp phải vấn đề về trí nhớ thì việc nhận tư vấn từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ là rất quan trọng nhằm xác định phương pháp điều trị và quản lý thích hợp.

Đột quỵ mất trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 2

Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ mất trí nhớ

Dấu hiệu của đột quỵ mất trí nhớ

Các triệu chứng của đột quỵ mất trí nhớ có thể thay đổi tùy theo vị trí của tổn thương và mức độ tổn thương não, cụ thể là:

  • Khó khăn trong việc lập kế hoạch: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong quá trình lập kế hoạch hoặc tổ chức một công việc cụ thể nào đó. Từ đó khiến người bệnh mất đi khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động hàng ngày.
  • Khó thực hiện theo chỉ dẫn: Bệnh nhân có thể gặp phải khó khăn trong việc thực hiện theo các chỉ dẫn đơn giản như lái xe, nấu cơm…
  • Chậm chạp hoặc nhầm lẫn: Việc mất trí nhớ có thể khiến người bệnh phản ứng chậm chạp hoặc dễ nhầm lẫn trong việc sử dụng thông tin và nhận dạng.
  • Khó tập trung: Người bệnh có thể giảm hoặc mất khả năng tập trung và phê duyệt thông tin một cách hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động thông thường hay trong việc hoàn thành công việc.
  • Hay quên: Bệnh nhân có thể sẽ trải qua sự đãng trí và quên đi các chi tiết quan trọng cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có thể quên tên của người thân, thời gian hoặc các sự kiện quan trọng.
  • Khó xác định phương hướng và không gian: Tình trạng mất trí nhớ có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc xác định không gian, vị trí và phương hướng. Người bệnh có thể dễ bị lạc đường, lạc hướng và không nhận ra môi trường quen thuộc.
  • Thay đổi tâm trạng: Đột quỵ mất trí nhớ có thể làm thay đổi tâm trạng, bao gồm lo lắng, buồn phiền hoặc thay đổi thất thường. Người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy bất an và cảm thấy không an toàn.

Tình trạng mất trí nhớ sau đột quỵ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân và tạo ra nhiều thách thức trong quá trình thực hiện hoạt động cơ bản thường ngày.

Lúc này, việc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia y tế hay bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp quản lý phù hợp nhất cho tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất dinh dưỡng

Đột quỵ mất trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 3
Đột quỵ mất trí nhớ có thể làm thay đổi tâm trạng của người bệnh

Điều trị đột quỵ mất trí nhớ như thế nào?

Điều trị đột quỵ mất trí nhớ đòi hỏi một phương pháp tổng thể nhất, bao gồm việc quản lý y tế và thay đổi lối sống, cụ thể như sau:

Quản lý y tế

Việc quản lý y tế trong điều trị đột quỵ mất trí nhớ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể dẫn đến mất trí nhớ. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một loạt các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bao gồm CT hoặc MRI nhằm đánh giá chính xác tổn thương của não và xác định nguyên nhân.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể điều chỉnh hoặc điều trị một số tình trạng y tế cơ bản như tiểu đường, bệnh cao huyết áp hoặc bất kỳ vấn đề y tế nào có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ sau đột quỵ.

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đột quỵ mất trí nhớ, đồng thời giúp cải thiện trí nhớ cũng như ngăn ngừa tái phát đột quỵ:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ăn ít chất béo bão hoà.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Hoạt động thể lực sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp tối ưu sức khỏe cho não bộ.
  • Ngừng hút thuốc và tránh tiêu thụ bia rượu: Việc hút thuốc lá và sử dụng rượu bia có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não và đột quỵ.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi: Người bệnh cần đảm bảo ngủ đủ giấc và xử lý tốt cảm xúc, tránh stress sẽ giúp cải thiện trí nhớ.

Đột quỵ mất trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Cảm giác đau khổ ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Ngưng hút thuốc lá sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

Điều trị đột quỵ mất trí nhớ có thể cần một khoảng thời gian dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Đồng thời, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và tuân thủ theo phác đồ điều trị đã đưa ra như thay đổi lối sống, thực hiện y lệnh thuốc… Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đột quỵ mất trí nhớ.

Xem thêm: Đột quỵ thân não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *