Stress được xem là căn bệnh của thời đại. Hầu như mọi đối tượng đều có thể gặp căng thẳng. Việc cơ thể rơi vào stress làm tăng cortisol sẽ gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hiểu rõ về stress và tìm cách ngăn ngừa là điều nên làm.
Bạn đang đọc: Stress làm tăng cortisol và những điều cần biết
Căng thẳng quá mức luôn là tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý lẫn sức khỏe thể chất của người mắc. Hệ lụy của stress kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hoá, tổn thương tâm lý, béo phì, mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh. Đặc biệt stress làm tăng cortisol là một trong những dấu hiệu đáng quan ngại.
Contents
Stress và những điều cần biết
Stress là phản ứng của cơ thể khi đối diện với bất kỳ thay đổi nào cần điều chỉnh trong cuộc sống. Đây được xem là một trạng thái phổ biến mà ai cũng sẽ phải đối diện. Chính những thay đổi mang tính tích cực cũng sẽ khiến bạn căng thẳng. Tuy nhiên stress sẽ rất tiêu cực với sức khoẻ nếu con người phải đối diện với những thách thức liên tục mà không giảm bớt hay có sự thư giãn đúng lúc.
Một khi bị stress kéo dài sẽ tác động đến cơ thể vật lý một cách tiêu cực như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh phổi, ung thư. Vậy nên hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến stress và tìm hiểu những thông tin liên quan như stress làm tăng cortisol có sao không hay stress có khiến bản thân bị mắc bệnh trầm cảm từ đó có phương pháp phòng tránh.
Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị căng thẳng quá mức không thể chủ quan như:
- Rụng tóc: Rụng tóc thường là do mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cần hoá trị. Tuy nhiên thực tế rụng tóc là biểu hiện dễ thấy nhất khi cơ thể bị căng thẳng. Tóc rụng nhiều thường xảy ra muộn vài tháng sau sự kiện gây căng thẳng.
- Cáu gắt và dần tiêu cực: Stress khiến hệ thần kinh trung ương bị tác động theo chiều hướng xấu nên những ai mắc phải thường cáu gắt, nóng nảy, mất kiên nhẫn. Đặc biệt họ thường có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng cách khóc, la hét.
- Mất tập trung: Khi bạn đã quá căng thẳng thì cơ thể không trong tình trạng tỉnh táo nhất. Việc hay quên, mất tập trung ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc sẽ xảy ra. Ngoài ra khi stress, người mắc thường lo nghĩ nhiều và tiêu cực hóa vấn đề nên còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ và chất lượng sống.
- Ra mồ hôi, buồn nôn: Stress là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc các chứng bệnh tim mạch. Bởi khi căng thẳng, tim đập nhanh sẽ khiến bạn dễ ra mồ hôi, có cảm giác buồn nôn thậm chí khó thở. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ bị suy tim hay tăng huyết áp.
Stress làm tăng cortisol có sao không?
Cortisol là một hormone quan trọng của cơ thể và chúng có thể chống lại stress để kiểm soát sự căng thẳng. Ngoài ra hormone này còn có tác dụng hỗ trợ huyết áp, giảm các phản ứng viêm bên trong cơ thể. Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng stress và nồng độ cortisol trong máu có tương quan chặt chẽ với nhau, việc tăng yếu tố căng thẳng sẽ làm tăng nồng độ hormone này trong máu.
Tìm hiểu thêm: Răng hàm lung lay phải làm sao?
Vậy có thể thấy cortisol là hormone đóng vai trò quan trọng để bảo vệ cơ thể tuy nhiên chúng chỉ tốt khi ở chỉ số bình thường. Một khi bị stress thời gian dài, cortisol có thể luôn tăng và tăng cả về đêm. Lượng hormone này dư thừa sẽ gây viêm và là tác nhân gây bệnh đái tháo đường, ung thư, alzheimer.
Ngoài ra cortisol trong máu tăng sẽ làm kích thích sự thèm ăn của bạn từ đó khiến bạn luôn muốn ăn thực phẩm giàu đường, chất béo gây béo phì. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng những ai bị tăng cortisol sẽ có trí nhớ kém hơn người bình thường.
Cách giảm stress, giảm nồng độ cortisol hiệu quả
Có thể thấy stress làm tăng cortisol nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến sức khoẻ. Lúc này bạn cần phải biết cách kiểm soát căng thẳng, đưa cortisol về nồng độ ổn định:
Kiểm soát suy nghĩ
Căng thẳng luôn đi kèm với suy nghĩ nhiều, rối loạn lo âu, thậm chí nặng hơn là trầm cảm. Vậy nên bạn buộc phải biết cách kiểm soát suy nghĩ của chính mình. Nên rèn luyện tư duy suy nghĩ tích cực, kiểm soát nhịp tim, hơi thở và tránh nghĩ quá nhiều về tương lai hay quá khứ.
Ngủ đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng và làm tăng nồng độ cortisol. Đặc biệt nồng độ hormone của người “cú đêm” cao hơn hẳn so với người sinh hoạt bình thường. Vậy nên cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya, hạn chế dùng thức uống chứa caffein vào buổi tối cũng như tập thói quen không sử dụng điện thoại trước khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Bò bít tết bao nhiêu calo? Ăn nhiều bò bít tết có mập không?
Biết thư giãn
Căng thẳng trở thành tiêu cực khi cơ thể luôn phải đối mặt với chúng và không có “khoảng nghỉ”. Tốt nhất phải dành thời gian để thư giãn. Bạn nên hít thở sâu, tập yoga và thiền định để giảm stress. Ngoài ra đọc sách, nghe nhạc hay massage cũng là các cách để hạn chế stress hiệu quả.
Tập luyện vừa phải
Tập thể thao giúp cơ thể được giải phóng năng lượng, tăng cường trao đổi chất và tốt cho hệ tuần hoàn. Đặc biệt lúc rèn luyện thể thao còn giúp bạn tiết ra hormone hạnh phúc. Hãy dành cho bản thân khoảng 30 – 60 phút để tập một bộ môn vừa sức, đây là giải pháp vừa giảm stress vừa duy trì vóc dáng cân đối.
Trên đây là những chia sẻ về stress làm tăng cortisol. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về căng thẳng cùng hệ luỵ của chúng, từ đó có cách kiểm soát stress thật khoa học.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể