Gãy xương cẳng chân gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh và những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Điều trị gãy xương bằng phẫu thuật giúp người bệnh nhanh chóng lành bệnh. Vậy chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân có tốn kém không?
Bạn đang đọc: Chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân có tốn kém không?
Chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân hết bao nhiêu, có tốn kém không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết để nắm được các chi phí cần chi trả khi thực hiện phẫu thuật điều trị.
Contents
Đặc điểm giải phẫu gãy xương cẳng chân
Xương cẳng chân bao gồm 2 xương, đó là xương chầy to và xương mác nhỏ. Khi bị gãy xương cẳng chân, người bệnh có thể bị gãy một trong hai xương đó hoặc gãy cả hai xương cùng một lúc.
Xương chày có hình lăng trụ tam giác với mào chày nằm sát da, khi xuống dưới ⅓ xương có hình tròn trụ rất dễ bị gãy nếu bị ngoại lực tác động vào đó. Gãy xương chày ở ⅓ dưới rất khó lành vì mạch nuôi xương càng xuống thấp thì càng nghèo nàn.
Các khối cơ bố trí xung quanh xương không đồng đều nên khi bị gãy xương rất dễ bị lộ xương. Bên cạnh đó ở cẳng chân có 4 khoang, khi có tình trạng phù nề hay chảy máu trong khoang thì rất dễ gây ra hội chứng chèn ép khoang có nguy cơ cụt chân cao. Gãy xương cẳng chân ở trên cao thì dễ gây chèn ép khoang còn nếu gãy ở dưới thấp thì dễ gây ra gãy xương hở.
Cơ chế gãy xương trực tiếp chủ yếu là các vết gãy xương hở, cơ chế gián tiếp là gãy xương chéo và xoắn. Tùy thuộc vào cơ chế chấn thương hoặc nguyên nhân tai nạn tổn thương gãy xương cẳng chân có thể gãy một hoặc cả hai xương. Với trường hợp gãy đơn giản, xương gãy đôi hoặc gãy chéo, trường hợp phức tạp xương gãy thành nhiều mảnh hoặc nhiều tầng.
Phương pháp điều trị gãy xương cẳng chân
Gãy xương cẳng chân kín
Gãy xương cẳng chân kín thường được chỉ định điều trị bảo tồn, đặc biệt ở trẻ nhỏ phần lớn các ca gãy xương đều được điều trị bảo tồn. Cách điều trị này áp dụng cho các trường hợp gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch.
Bác sĩ sẽ dùng tay để nắn chỉnh hoặc dùng khung Boehler để nắn. Sau đó tiến hành bó bột từ đùi đến bàn chân, đầu gối để gấp nhẹ khoảng 20 độ. Thực hiện theo dõi chèn ép trong 48 giờ, sau 5 – 7 ngày khi chân đã hết phù nề thì quấn bột tròn và để từ 8 – 10 tuần.
Với chỉ định điều trị phẫu thuật thường được áp dụng khi gãy hai xương cẳng chân và có di lệch lớn. Đối với phẫu thuật mở ổ gãy, bác sĩ sẽ thực hiện đóng đinh nội tủy có chốt hoặc không có chốt. Sau đó đặt nẹp vít AO cố định cho chắc chắn. Với phẫu thuật không mở ổ gãy, sử dụng đinh nội tủy dưới màn huỳnh quang tăng sáng. Cách này ít gây tổn thương các yếu tố nuôi dưỡng xương, giúp xương nhanh lành và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Gãy xương cẳng chân hở
Gãy xương cẳng chân hở độ 1 được điều trị tương tự như gãy xương kín. Gãy hở độ 2, độ 3 sẽ được chỉ định mổ cấp cứu để xử lý vết thương phần mềm, cố định xương bằng khung cố định ngoài. Gãy xương hở độ 3c cần phải xử lý gấp những tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo và xử lý tốt vết thương phần mềm.
Chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân
Chi phí dụng cụ mổ
Có nhiều dụng cụ khác nhau được sử dụng để phẫu thuật cho người bị gãy xương cẳng chân, tùy thuộc vào loại gãy xương (đóng hay hở) và phương pháp thực hiện. Đối với gãy xương cẳng chân, phương pháp phẫu thuật tốt nhất là đóng đinh nội tủy. Chúng sẽ chịu lực thay cho phần xương bị gãy, việc thay thế xương gãy giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng và cho phép bệnh nhân di chuyển ngay sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân, bệnh nhân thường được bó bột hoặc can thiệp tối thiểu để cải thiện và nâng cao kết quả điều trị.
Chi phí của dụng cụ cố định nội tủy và vít trong phẫu thuật gãy xương cẳng chân có thể dao động tùy thuộc vào loại phẫu thuật và hoàn cảnh cụ thể. Trung bình chi phí này rơi vào khoảng 13 – 15 triệu đồng. Hiện nay, bảo hiểm y tế chi trả cho thủ tục này nên nếu có bảo hiểm, bạn nên thông báo cho cơ sở y tế để được tư vấn phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu giúp ăn ngon khỏe nhưng vẫn duy trì cân nặng hợp lý
Chi phí mổ xương cẳng chân dùng nẹp vít, đinh nội tủy
Phẫu thuật là cần thiết đối với gãy xương chày trên hoặc dưới và gãy ⅓ xương mác dưới (ở mắt cá chân). Khi mổ, bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít, chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân sẽ dao động như sau:
- Phẫu thuật gãy cổ xương đùi: 3.600.000 đồng;
- Phẫu thuật gãy xương liên mấu chuyển: 3.600.000 đồng;
- Phẫu thuật gãy thân xương đùi: 3.600.000 đồng;
- Phẫu thuật gãy xương đùi và liên lồi cầu: 3.600.000 đồng;
- Phẫu thuật gãy xương đùi phức tạp: 3.600.000 đồng;
- Phẫu thuật gãy xương bánh chè: 2.000.000 đồng;
- KHX phẫu thuật gãy 2 mâm chày: 5.000.000 đồng.
Nếu bệnh nhân gãy cả xương chày và xương mác, tổng chi phí phẫu thuật thường khoảng 25 – 30 triệu đồng, bao gồm chi phí dụng cụ và chi phí thực hiện phẫu thuật. Để biết chính xác chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân là bao nhiêu, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật để được tư vấn phù hợp nhất.
Các chi phí khác
Ngoài chi phí về trang thiết bị và phẫu thuật, chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân có thể thay đổi nếu bệnh nhân cần được chẩn đoán liên quan. Mức phí này thường dao động như sau:
- Chi phí chụp CT: Dao động từ 450.000 đến 2.000.000 đồng;
- Chi phí chụp X – quang: 60.000 – 100.000 đồng;
- Chi phí chụp MRI: Từ 1.500.000 – 2.100.000 đồng.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý các thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn
Trên đây là những chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân. Mức phí này chỉ mang tính chất tham khảo vì tùy thuộc vào tình trạng gãy xương, mức độ nghiêm trọng sẽ có chỉ định thực hiện phẫu thuật khác nhau. Bên cạnh đó, mức phí của mỗi bệnh viện, cơ sở y tế cũng không đồng nhất. Vì vậy để biết chính xác mức phí mổ gãy xương cẳng chân, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Xem thêm:
- Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi là bao nhiêu?
- Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn tốn kém không?
- Các dấu hiệu gãy xương là như thế nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể