Gãy xương đòn là tổn thương thường gặp trong gãy xương, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Vậy khi nào gãy xương đòn được chỉ định mổ và chi phí phẫu thuật gãy xương đòn hết bao nhiêu?
Bạn đang đọc: Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn có tốn kém không?
Được chỉ định mổ gãy xương đòn, gia đình người bệnh thường thắc mắc về chi phí phẫu thuật gãy xương đòn để chuẩn bị tài chính. Vậy chi phí phẫu thuật gãy xương đòn có tốn kém không?
Contents
Điều trị gãy xương đòn như thế nào?
Điều trị bảo tồn
Phần lớn các ca gãy xương đòn đều được chỉ định điều trị bảo tồn không cần phẫu thuật và đáp ứng tốt điều trị với loại gãy ⅓ giữa xương đòn không hoặc ít di lệch. Mục tiêu của điều trị bảo tồn là giúp kiểm soát cơn đau, giảm vận động vùng vai bị gãy xương cho đến khi liền xương.
Chườm lạnh và sử dụng thuốc giảm đau giúp kiểm soát đau, giảm sưng và chống viêm. Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân được yêu cầu bất động vai bằng các biện pháp sau:
Dùng túi treo tay: Thường được chỉ định cho bệnh nhân gãy ⅓ giữa xương ít hoặc không di lệch. Túi đeo tay thường khiến bệnh nhân bị đau mỏi, hạn chế vận động và dễ bị cứng khuỷu tay. Vì vậy bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh nên tập luyện khuỷu tay, cổ bàn tay để duy trì vận động.
Dùng đai bất động vai số 8: Được chỉ định ở bệnh nhân gãy hoàn toàn di lệch nhưng không muốn phẫu thuật. Khi dùng đai bất động vai số 8 cần được điều chỉnh liên tục để duy trì và giữ vai ở tư thế thẳng. Dùng đai bất động vai số 8 có thể giúp khuỷu tay và cổ tay hoạt động tự do nhưng cũng gây ra những khó chịu nhất định cho người bệnh.
Điều trị bảo tồn sẽ không phải động đến dao kéo nhưng nhược điểm của phương pháp này là thời gian điều trị lâu dài, người bệnh cần bất động ít nhất từ 4 – 6 tuần mới lành xương. Điều trị bảo tồn có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến đời sống và công việc của người bệnh, đặc biệt sau thời gian điều trị mà xương không có dấu hiệu hồi phục thì người bệnh vẫn phải thực hiện phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật gãy xương đòn giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục. Trong các trường hợp dưới đây, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật:
- Gãy xương đòn di lệch hoàn toàn;
- Gãy xương đòn có nguy cơ chọc thủng da;
- Gãy xương đòn phức tạp với các mảnh gãy di lệch xoay ngang;
- Gãy xương hở;
- Gãy xương đòn có phần cơ kẹt vào ổ gãy;
- Gãy xương đòn với mảnh gãy chèn ép cấu trúc gần nhất;
- Phẫu thuật theo mong muốn của bệnh nhân;
- Điều trị bảo tồn không thành công.
Rõ ràng điều trị phẫu thuật có thể giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục lại vận động và trở lại cuộc sống bình thường nhanh nhất. Tuy nhiên, chi phí điều trị phẫu thuật thường cao hơn rất nhiều so với điều trị bảo tồn.
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra 2 hướng là điều trị bảo tồn và phẫu thuật gãy xương của người bệnh. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương án phù hợp nhất với bản thân mình.
Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn
Chi phí mổ gãy xương đòn ở bệnh viện công
Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn ở bệnh viện công bao gồm chi phí mổ, tiền dụng cụ kết hợp xương và tiền nằm viện điều trị:
- Chi phí mổ: Khoảng 3 – 4 triệu đồng.
- Dụng cụ kết hợp xương: Nẹp xương đòn giá từ 3 – 5 triệu đồng tùy chất lượng của nẹp, đinh Kirschner dùng để cố định ổ gãy giá dưới 1 triệu đồng/đinh, thường dùng từ 1 – 2 đinh.
- Chi phí nằm viện: Khoảng từ 3 – 5 triệu đồng cho 3 – 5 ngày nằm điều trị. Chi phí này có sự dao động tùy thuộc vào loại giường mà bệnh nhân chọn lựa.
Như vậy, chi phí phẫu thuật gãy xương đòn dao động từ 7 -15 triệu đồng chưa kể khoản chi trả của bảo hiểm y tế. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế thì sẽ được chi trả từ 49 – 100% tùy thuộc vào việc bạn đang ở diện được hưởng mức BHYT nào. Lưu ý có một số chi phí sẽ không được tính vào BHYT như dụng cụ kết hợp xương. Bạn nên hỏi rõ bác sĩ loại nào được BHYT chi trả, loại nào không, ưu nhược điểm của từng loại để đưa ra quyết định sử dụng hợp lý.
Tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu và bảo quản chi thể đứt rời
Chi phí mổ gãy xương đòn ở bệnh viện tư
Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn ở bệnh viện tư cũng có các hạng mục tương tự như bệnh viện công. Tuy nhiên, tổng chi phí bạn phải trả cho loại phẫu thuật này rơi vào khoảng từ 20 – 25 triệu đồng. Bên cạnh đó, khi thực hiện phẫu thuật ở viện tư thì không phải dịch vụ nào cũng được hưởng BHYT. Tuy nhiên, nếu bạn có bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe thì sẽ được chi trả khá nhiều tùy theo gói bảo hiểm bạn mua.
Mặc dù chi phí phẫu thuật ở viện tư cao hơn khoảng 10 – 13 triệu đồng so với bệnh viện công nhưng bạn sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc tốt hơn, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn. Đặc biệt, bạn không phải xếp hàng chờ đợi lâu do bệnh viện công thường bị quá tải, giúp bạn tiết kiệm được thời gian nằm viện.
Phòng ngừa gãy xương đòn
Để phòng tránh bị gãy xương đòn trong đời sống, chúng ta cần chú ý những vấn đề sau:
- Phòng tránh tai nạn lao động: Người lao động nên chủ động trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc để hạn chế xảy ra tai nạn.
- Phòng tránh tai nạn giao thông: Khi tham gia giao thông không nên sử dụng rượu, bia và chấp hành đúng luật giao thông.
- Phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt: Trong các hoạt động sinh hoạt, đặc biệt là vui chơi thể thao, chúng ta nên khởi động kỹ trước khi chơi, tránh chơi những trò có va chạm mạnh mà không có đồ bảo hộ,…
- Nên tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ khi xảy ra các chấn thương.
- Khi bị chấn thương, nên đến bệnh viện để kiểm tra, không nên tự ý đắp các loại cao, lá thuốc khi chưa có chỉ định.
>>>>>Xem thêm: List các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm thực vật
Trên đây là những thông tin về chi phí phẫu thuật gãy xương đòn mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn. Không phải ai gãy xương đòn cũng có chỉ định phẫu thuật, một số trường hợp nhẹ sẽ được điều trị theo hướng khác. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thêm thông tin về điều trị gãy xương đòn và có lựa chọn điều trị phù hợp để vết thương phục hồi tốt nhất.
Xem thêm:
- Chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân có rẻ không?
- Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi bao nhiêu?
- Gãy xương cẳng tay ở trẻ em xử lý ra sao?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể