Vì sao trẻ bị co giật khi sốt cao? Làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Nhiều trẻ gặp phải tình trạng sốt co giật khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và bối rối không biết phải làm gì. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật? Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

Bạn đang đọc: Vì sao trẻ bị co giật khi sốt cao? Làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên sốt kèm theo co giật khiến rất nhiều cha mẹ hoang mang không biết xử trí như thế nào? Bởi nếu không xử trí kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Để biết cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Vì sao trẻ bị co giật khi sốt cao?

Trước khi tìm hiểu làm gì khi trẻ bị sốt co giật, bạn cũng nên nắm được vì sao trẻ lại bị co giật khi sốt? Sốt ở trẻ là tình trạng thường xuyên xảy ra. Sốt chính là một phản xạ giúp cơ thể trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt, cha mẹ chỉ cần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả, ổn định nhiệt độ, chăm sóc tích cực thì sức khỏe của trẻ sẽ cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, trong những trường hợp trẻ bị sốt co giật lại không hề đơn giản như vậy. Phần lớn co giật thường xuất hiện khi bé bị sốt cao. Nguyên nhân là do các cơn sốt cao gây kích thích não bộ của trẻ và gây nên triệu chứng co giật.

Trên thực tế, sốt kèm theo co giật ở trẻ được chia làm 2 loại như sau:

  • Trẻ sốt co giật thể đơn giản: Với loại này, trẻ khi bị sốt sẽ kèm theo triệu chứng co giật thoáng qua, thời gian co giật dưới 15 phút. Trẻ co giật với đặc điểm: Co giật một phần cơ thể nhưng không mất ý thức, trẻ có thể quay đầu và mắt qua bên đối diện, trẻ bị co cứng, co giật tay hoặc chân hay một nửa người…
  • Trẻ sốt co giật thể phức tạp: Với loại này, trẻ khi bị sốt sẽ kèm theo triệu chứng co giật kéo dài hơn 15 phút. Thông thường trong 24 giờ, trẻ sẽ xuất hiện trên 1 cơn co giật. Cơn co giật của trẻ có thể kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, cứng cổ…

Vì sao trẻ bị co giật khi sốt cao? Làm gì khi trẻ bị sốt co giật? 1

Sốt cao gây kích thích não bộ và gây co giật ở trẻ

Trẻ bị sốt cao co giật có nguy hiểm không?

Trước khi nắm được cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ cần hiểu được trẻ bị sốt cao co giật có nguy hiểm không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng sốt co giật thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng cho tới 6 tuổi. Thống kê có khoảng 2 – 4% trẻ nằm trong nhóm tuổi này bị sốt co giật, trong số đó có tới 30% trẻ bị sốt co giật ở thể nặng, đồng nghĩa với việc trẻ bị sốt co giật nhiều lần trong vòng 24 giờ.

Tuy nhiên, dù trẻ bị sốt co giật ở thể đơn giản hay phức tạp, cha mẹ cũng cần biết cách xử trí cho trẻ kịp thời và đúng cách. Bởi trẻ bị sốt co giật nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương não, tăng động giảm chú ý, bệnh động kinh…

Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, cha mẹ cần nắm được những cách xử trí nhanh và đúng cách để hạn chế được tối đa biến chứng có thể xảy ra cho trẻ.

Làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật? Khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần biết cách xử trí tại chỗ và nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Điều này giúp trẻ được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là những việc cha mẹ nên làm khi trẻ bị sốt co giật:

Sơ cứu tại chỗ cho trẻ

Ngay khi bé bị sốt co giật, cha mẹ cần sơ cứu tại chỗ cho trẻ ngay, bằng cách:

  • Đầu tiên, cho trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát. Cha mẹ cho trẻ nằm nghiêng phòng tránh trẻ bị nôn có thể sặc vào đường thở. Cùng với đó, cha mẹ cần nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo cho trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tiếp đó, cha mẹ cần giúp trẻ hạ sốt, ổn định lại nhiệt độ cơ thể bằng cách chườm ấm cho trẻ. Cha mẹ dùng khăn ấm chườm vào nhiều vị trí như trán, cổ, nách, bẹn để giúp trẻ hạ sốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt bằng cách dùng paracetamol đặt hậu môn cho trẻ, bởi trong lúc co giật trẻ không thể uống thuốc được. Liều đặt cần đảm bảo 10 – 15mg/kg cân nặng của trẻ.
  • Khi trẻ hết co giật, cha me cho trẻ nằm nghiêng, đầu hơi ngửa về phía sau. Đây được xem là tư thế an toàn để nếu trẻ có bị nôn thì chất nôn sẽ không tràn vào đường thở của trẻ.
  • Lưu ý, khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, không được cố gắng giữ chặt tay chân của trẻ hay cố gắng cạy răng trẻ ra. Bởi hành động này có thể gây nên những tổn thương thứ phát cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ không được chườm lạnh cho trẻ bởi điều này sẽ khiến thân nhiệt của trẻ càng cao hơn do các mạch máu bị co lại không thể hạ nhiệt được.

Tìm hiểu thêm: Hệ thần kinh giao cảm có vai trò gì? Cấu trúc và ý nghĩa lâm sàng trong hệ cơ quan

Vì sao trẻ bị co giật khi sốt cao? Làm gì khi trẻ bị sốt co giật? 3
Làm gì khi trẻ bị sốt co giật là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm

Đưa trẻ đi viện càng sớm càng tốt

Sau khi trẻ đã qua được cơn co giật, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Khi tới viện, trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám tổng quát, tìm nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng sốt co giật ở trẻ và lên phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho trẻ.

Trong những trường hợp bình thường, trẻ không cần ở lại bệnh viện, cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà theo dõi, chăm sóc và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc trẻ dưới đây để hạn chế tối đa việc trẻ bị tái lại các cơn sốt co giật:

  • Cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng một chế độ ăn uống cân bằng chất, khoa học. Theo đó, các bữa ăn của trẻ cần chứa đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng. Đối với những trẻ sơ sinh, các mẹ cần tăng cường cho trẻ bú sữa để bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất cho trẻ.
  • Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên đắp chăn quá kín cho trẻ. Bởi điều này có thể khiến cho trẻ bị ra mồ hôi và dễ bị nhiễm lạnh.
  • Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, cha mẹ nên kết hợp cho trẻ chườm ấm và dùng thuốc thuốc hạ sốt để hạ thân nhiệt của trẻ nhanh chóng, tránh bị sốt cao.
  • Trong quá trình chăm trẻ bị ốm sốt tại nhà, nếu thân nhiệt của trẻ cao trên 39 độ C, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Điều này vô cùng cần thiết, đặc biệt với những trẻ có tiền sử bị sốt cao co giật.

Vì sao trẻ bị co giật khi sốt cao? Làm gì khi trẻ bị sốt co giật? 4

>>>>>Xem thêm: Chi phí đốt sóng cao tần RFA là bao nhiêu?

Cho trẻ tăng cường bú mẹ để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ

Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ giải đáp được phần nào câu hỏi cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật cũng như nắm được những cách phòng ngừa tình trạng này. Cha mẹ nên đưa trẻ đi viện càng sớm càng tốt khi trẻ bị sốt cao co giật để tránh những biến chứng có thể xảy ra cho trẻ. Chúc bạn và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết hay của Kenshin nhé!

Xem thêm:

  • Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không? Những lưu ý mẹ cần biết
  • Sốt co giật ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *