Chỉ số ASC trong nước tiểu là một trong những chỉ số quan trọng được xác định thông qua phân tích nước tiểu. Vậy ý nghĩa của chỉ số ASC trong nước tiểu là gì?
Bạn đang đọc: Ý nghĩa của chỉ số ASC trong nước tiểu là gì?
Acid ascorbic (ASC) là một vitamin tan trong nước có vai trò hình thành collagen trong xương, sụn, cơ, các mạch máu và có nguồn gốc chủ yếu trong các loại trái cây, rau củ. Việc Acid ascorbic (ASC) có mặt trong nước tiểu có thể chỉ là một tình trạng sức khỏe bình thường hoặc có thể là dấu hiệu cho các vấn đề về sức khỏe khác. Vậy ý nghĩa của xét nghiệm xác định chỉ số ASC trong nước tiểu là gì?
Contents
Acid ascorbic (ASC) là gì?
Acid ascorbic (ASC) hay vitamin C là một chất chống oxy hóa, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu bằng que thử. Acid ascorbic còn được biết đến là một vitamin tan trong nước có vai trò hình thành collagen trong xương, sụn, cơ và các mạch máu, giúp hỗ trợ hấp thụ sắt và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Loại vitamin này có nhiều trong các loại hoa quả như cam, ổi, chanh, quýt, bưởi. Không chỉ có chứa nhiều trong các loại hoa quả acid ascorbic còn có hàm lượng cao trong rau xanh đặc biệt là khoai tây, cà chua, bông cải xanh, rau cải và các loại rau củ khác.
Ý nghĩa của chỉ số ASC trong nước tiểu
Chỉ số ASC trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là từ 5 – 10 mg/dL hoặc 0.28 – 0.56 mmol/L. Thông thường nồng độ acid ascorbic nước tiểu thường xác định bằng que thử. Tùy theo nồng độ acid ascorbic trong nước tiểu mà kết quả của que thử sẽ thể hiện âm tính hay dương tính.
Đối với người bình thường que thử sẽ cho kết quả là âm tính (0 mmol/L), lượng acid ascorbic trong nước tiểu từ 20 mg/dL trở lên tương ứng với dương tính. Việc xác định chỉ số asc trong nước tiểu có ý nghĩa:
Lượng acid ascorbic cao trong nước tiểu có thể là do tiêu thụ quá nhiều thức ăn có hàm lượng vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi hoặc khi bổ sung vitamin C không cần thiết từ các sản phẩm khác. Lúc này cơ thể không hấp thu hết acid ascorbic, lượng acid ascorbic dư thừa sau khi chuyển hóa sẽ đào thải qua nước tiểu khiển cho chỉ số ASC trong nước tiểu tăng cao. Do đó trong trường hợp này người bệnh sẽ không phải quá lo lắng về sức khỏe của mình.
Các xét nghiệm xác định chỉ số ASC có vai trò thiết thực trong việc phát hiện các dấu hiệu bệnh lý thông qua xét nghiệm nước tiểu. Chỉ số ASC được coi là bình thường khi dao động từ 5 – 10 mg/dL hay 0.28 – 0.56 mmol/L, chỉ số này tăng cao vượt ngưỡng 0.58 mmol/L là một trong những dấu hiệu cho biết cơ thể bắt đầu có các biểu hiệu viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm này xuất hiện ở các bộ phận như viêm thận, đường tiết niệu hoặc có sự hình thành sỏi trong cơ thể,… Tuy nhiên, đôi khi trong một số trường hợp chỉ số này tăng cao nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh lý.
Acid ascorbic (ASC) nồng độ cao trong nước tiểu có thể gây sai lệch kết quả như làm âm tính giả đối với một số chất (glucose, nitrite và bilirubin) hoặc tế bào (hồng cầu, bạch cầu) khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu bằng que thử. Việc đánh giá mức độ acid ascorbic trong nước tiểu có thể giúp làm giảm nguy cơ sai lệch kết quả của xét nghiệm quan trọng khác trong một số bệnh. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong việc kiểm tra tính xác thực của chỉ số asc trong nước tiểu cũng như bổ sung thêm các xét nghiệm khác nếu cần thiết.
Thông qua việc xác định chỉ số ASC giúp người bệnh đánh giá được tổng quan và làm giảm tình trạng dự báo sai lệch bệnh khác nếu chỉ dựa vào một chỉ số duy nhất.
Tìm hiểu thêm: Ngủ bù khi thiếu ngủ có thực sự hiệu quả?
Cách thức tiến hành xét nghiệm chỉ số ASC trong nước tiểu
Để đạt được kết quả chính xác, người bệnh cần phải tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ hay kỹ thuật viên xét nghiệm về cách lấy mẫu nước tiểu. Thông thường việc xét nghiệm xác định chỉ số asc trong nước tiểu thường được thực hiện trên mẫu nước tiểu vào buổi sáng (cho kết quả chính xác hơn so với các thời điểm khác) hoặc là một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.
Quy trình lấy mẫu nước tiểu để tiến hành xét nghiệm được thực hiện như sau:
- Bệnh nhân sẽ được các điều dưỡng cung cấp một chiếc cốc nhựa vô trùng để lấy mẫu. Rửa tay sạch và lau khô trước khi tiến hành lấy mẫu.
- Vệ sinh thật sạch vùng sinh dục trước khi lấy nước tiểu để đảm bảo mẫu không có dấu vết của vi khuẩn và tế bào từ vùng da gần đó.
- Loại bỏ nước tiểu đầu dòng để làm sạch đường tiểu, sau đó lấy khoảng lấy khoảng nửa cốc nước tiểu giữa dòng. Đậy kín nắp lọ sao cho không chạm vào phía bên trong.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, mẫu sẽ được đến phòng xét nghiệm trong bệnh viện và được tiến hành phân tích nước tiểu. Mẫu nước tiểu sẽ được đem đi thực hiện các xét nghiệm thường quy như test nhanh tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng để xác định chỉ số asc. Ngoài ra, xét nghiệm này cho phép xác định sự xuất hiện của protein niệu hay các thành phần bất thường khác như hồng cầu niệu, bạch cầu, trụ niệu,… trong nước tiểu.
Một số lưu ý khi thực hiện chỉ số acid ascorbic trong nước tiểu
Khi tiến hành xét nghiệm xác định chỉ số acid ascorbic trong nước tiểu, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau khô trước khi lấy mẫu.
- Dùng khăn lau tiệt trùng để vệ sinh vùng kín trước khi lấy mẫu. Đối với nam lau toàn bộ phần đầu (cuối) dương vật, còn đối với nữ tách môi âm hộ (các nếp gấp của da xung quanh âm đạo) và lau mặt trong từ trước ra sau.
- Lấy mẫu nước tiểu vào cốc theo yêu cầu và đúng tỷ lệ, chú ý không được dùng tay để chạm vào nước tiểu trong cốc lấy mẫu.
- Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm. Đồng thời không tự ý ngưng hay sử dụng bất kỳ thuốc nào kể cả viên uống vitamin, thực phẩm chức năng trước khi lấy mẫu xét nghiệm nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi một số thành phần trong thuốc khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.
- Người bệnh nên nhịn ăn và nhịn tiểu để có được kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Hạn chế ăn uống trước khi đi xét nghiệm bởi xét nghiệm nước tiểu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói ít nhất 4 – 6 giờ. Bên cạnh đó, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,… trong 12 giờ để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Ung thư dạ dày thường di căn đến đâu? Điều trị thế nào?
Xét nghiệm xác định chỉ số ASC trong nước là một trong các xét nghiệm được thực hiện để xác định các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi,… Để xét nghiệm cho kết quả chính xác người bệnh nên lựa chọn cơ sở uy tín, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên y tế, kỹ thuật viên xét nghiệm giàu kinh nghiệm để thực hiện.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể