Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và khó có thể kiểm soát?

Số lượng người mắc chứng rối loạn lo âu và thường xuyên rơi vào trạng thái sợ hãi quá mức nhưng không rõ lý do đang ngày càng tăng lên. Để lý giải lý do vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và giúp bạn nhận biết những biểu hiện của tình trạng này, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau của Kenshin.

Bạn đang đọc: Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và khó có thể kiểm soát?

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài nhưng khó có thể kiểm soát được? Làm thế nào để nhận biết được mình đang có những biểu hiện của rối loạn lo âu? Cùng khám phá nội dung này qua bài viết sau đây.

Rối loạn lo âu sợ hãi là gì?

Rối loạn lo âu sợ hãi là trạng thái sợ hãi, căng thẳng và lo lắng quá mức không biến mất. Tình trạng này có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài, gây nên rối loạn lo âu không thể kiểm soát được và thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Trong các loại rối loạn tâm thần thì rối loạn lo âu là bệnh lý phổ biến nhất, tuy nhiên lại là tình trạng thường khó phát hiện và không được điều trị.

Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm thì rối loạn lo âu sợ hãi sẽ gây cản trở các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc và các mối quan hệ xung quanh. Về lâu dài, tình trạng này sẽ trở thành gánh nặng gây ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần và cả thể chất của người bệnh.

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và khó có thể kiểm soát? 1

Rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài gây nên tác động tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài?

Về nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn lo âu sợ hãi cho đến nay vẫn chưa được xác định đầy đủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng rối loạn lo âu nói riêng và rối loạn tâm thần nói chung thường là tình trạng liên quan đến serotonin nội sinh – chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có vai trò điều hòa cảm xúc và tâm trạng.

Chính vì thế, khi giải đáp về lý do vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài, các chuyên gia cho rằng: Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như quá trình sinh học của cơ thể, di truyền học, môi trường sống và các trường hợp căng thẳng khác. Các yếu tố nguy cơ đó cụ thể như sau:

  • Di truyền: Những người có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với các bệnh lý thần kinh, điển hình như rối loạn lo âu thì tỷ lệ con cái họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Xã hội, môi trường sống: Cuộc sống hiện đại ngày càng gia tăng thêm gánh nặng về tâm lý từ công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội. Điều này khiến con người trở nên căng thẳng, stress quá mức, nếu tình trạng này kéo dài và không được giải quyết có thể gây rối loạn lo âu.
  • Mắc bệnh nan y: Đối với những bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh nan y khác, rối loạn lo âu là vấn đề rất phổ biến. Bởi lúc này, người bệnh sẽ trở nên lo lắng hơn khi sợ rằng khối u sẽ phát triển, di căn, lo về chi phí điều trị và tiêu cực khi nghĩ về cái chết.
  • Tổn thương tâm lý: Sang chấn tâm lý như các trường hợp: Mất người thân, chứng kiến tai nạn nghiêm trọng hay có tuổi thơ bất hạnh… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn lo âu kéo dài.

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và khó có thể kiểm soát? 2

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài khó có thể kiểm soát được

Nhận biết biểu hiện của rối loạn lo âu sợ hãi

Sau khi được lý giải vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài thì làm thế nào để nhận biết được những biểu hiện của tình trạng này cũng là điều cần được quan tâm. Rối loạn lo âu là tình trạng không thể kiểm soát một cách dễ dàng. Chính vì thế, nhận biết các dấu hiệu để kịp thời can thiệp là vô cùng cần thiết. Theo đó, khi quá căng thẳng, lo lắng và sợ hãi kéo dài trở thành rối loạn lo âu, người bệnh thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Lo lắng quá mức, không bao giờ cảm thấy an toàn hay chắc chắn dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất.
  • Bồn chồn, đứng ngồi không yên và khó có thể giữ ở trạng thái bình tĩnh.
  • Khó khăn để tập trung vào công việc, khả năng ghi nhớ kém hơn, nếu kéo dài có thể bị suy giảm trí nhớ.
  • Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim hoặc khó thở.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc khó đi vào giấc ngủ.
  • Đổ mồ hôi, lạnh và hay bị đổ mồ hôi tay.
  • Mệt mỏi toàn thân và đau đầu kéo dài.
  • Có thể đau bụng và tiêu chảy.

Các biểu hiện trên có thể diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian dài với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng cho tới khi bệnh được phát hiện. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, các dấu hiệu nghiêm trọng có thể xuất hiện đột ngột.

Tìm hiểu thêm: Nhược cơ mí mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và khó có thể kiểm soát? 3
Người bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài thường khó có thể tập trung vào công việc

Chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài

Các triệu chứng của rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài thường dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng bệnh lý khác. Chính vì thế, trong quá trình thăm khám, người bệnh sẽ được thực hiện một cuộc đánh giá về sức khỏe, tiền sử bệnh án và các xét nghiệm loại trừ.

Để chẩn đoán một người có bị rối loạn lo âu hay không, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã đưa ra một số tiêu chuẩn sau:

  • Tình trạng lo âu, sợ hãi quá mức diễn ra hàng ngày trong một thời gian dài từ 6 tháng hoặc hơn.
  • Không xác định được cụ thể nguyên nhân gây nên lo âu là từ đâu.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc lo lắng, sợ hãi của mình.
  • Lo âu gây những tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng và cản trở đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
  • Có thể kèm theo một số các triệu chứng đi kèm sau: Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, căng cơ, bồn chồn, khó tập trung…

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ giúp người bệnh điều trị bằng các phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách điều trị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài, thường là sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý và điều trị bằng thuốc:

  • Dùng thuốc: Việc điều trị bằng thuốc có thể kéo dài trong vòng 6 tháng đến khoảng 1 năm, thậm chí có thể lâu hơn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, để hiệu quả thì cần nhiều thời gian để có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp, ít gây ra tác dụng không mong muốn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Liệu pháp tâm lý: Với liệu pháp này, người bệnh sẽ được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ tâm lý để hiểu rõ được tình trạng mà mình đang mắc phải. Đây là phương pháp có thể giúp bệnh nhân cải thiện suy nghĩ tiêu cực, từ đó hình thành nên cách ứng xử với những tình huống mà họ không thể kiểm soát được.

Vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và khó có thể kiểm soát? 4

>>>>>Xem thêm: Gentrisone có dùng được cho trẻ em không? Khi nào cần dùng Gentrisone?

Người bệnh có thể được trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc tùy vào tình trạng bệnh

Bài viết trên là những chia sẻ về lý do vì sao bị rối loạn lo âu sợ hãi kéo dài và một số nội dung liên quan. Mong rằng đây sẽ là những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và cập nhật các nội dung tại Kenshin để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *