Ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh không may ăn phải loại thực phẩm bị nhiễm độc chất. Các cơn đau bụng cấp tính là một trong những dấu hiệu nhận biết rõ nhất. Vậy đau bụng do ngộ độc thực phẩm có đặc điểm gì? Cần làm gì khi bị đau bụng do ngộ độc thức ăn?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết đau bụng do ngộ độc thực phẩm là gì?
Đau bụng chính là dấu hiệu dễ nhận biết và phổ biến nhất khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế đau bụng cũng là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác. Nếu không biết được cơn đau bụng có phải do ngộ độc thực phẩm gây ra hay là bắt nguồn từ nguyên nhân khác sẽ dẫn đến hướng điều trị không phù hợp và kịp thời, khiến cho cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm?
Contents
Dấu hiệu nhận biết đau bụng do ngộ độc thực phẩm là gì?
Đau bụng là một triệu chứng về tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng đau bụng thường không kéo dài và có nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa hoặc do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đặc điểm của cơn đau bụng của mỗi nguyên nhân là khác nhau.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng mắc phải sau khi ăn loại thức ăn nhiễm một trong các tác nhân như vi sinh vật, hóa chất hoặc các vật lạ có trong thức ăn. Đau bụng là một triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc thức ăn. Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm là đau bụng từng cơn và kèm theo tình trạng tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu). Ngoài ra, người bệnh bị ngộ độc thức ăn còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Sốt kèm theo ớn lạnh;
- Mệt mỏi, cơ thể suy nhược;
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Chán ăn;
- Đau đầu, chóng mặt;
- Khó thở;
- Đau cơ.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể chỉ gây mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh, tuy nhiên ở mức độ nặng thì ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới tử vong.
Thông thường, các triệu chứng của ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện ra sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là từ 1 – 2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy cơ thể xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường rối loạn ý thức, co giật, suy hô hấp, không thể gây nôn ói, nghi ngờ ngộ độc Botulinum, đi ngoài ra máu… trong vòng 24 giờ thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Dựa vào các đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân (cấy phân). Từ đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác về nguyên nhân gây ngộ độc và đưa ra hướng xử trí phù hợp cho từng bệnh nhân.
Khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?
Như vậy, bạn đọc đã nắm rõ được dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm cũng như các biểu hiện ngộ độc thực phẩm khác. Vậy cần làm gì khi bị ngộ độc thức ăn?
Việc nắm rõ về cách sơ cứu sau khi bị ngộ độc thực phẩm là bước rất quan trọng giúp ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra và bảo vệ tính mạng cho người bệnh. Các cách sơ cứu người bệnh bị ngộ độc thực phẩm bao gồm:
Thực hiện thao tác gây nôn ói
Ngộ độc thực phẩm thường gây ra các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nôn ói… Điều quan trọng nhất lúc này là giúp người bệnh đưa chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt nhằm tránh để chất độc ngấm sâu vào cơ thể, phát tán và gây hại.
Gây nôn là một phương pháp được áp dụng đối với trường hợp người bệnh còn tỉnh táo và có biểu hiện muốn nôn mửa ngay sau khi ăn phải đồ nhiễm độc. Ngay lúc này, cần thực hiện mọi biện pháp giúp người bệnh nôn hết thức ăn đã ăn và nôn càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn, cho người bệnh uống hết một ly nước muối pha loãng, sau đó sử dụng ngón trỏ để móc họng (ngoáy họng) tại vị trí góc cuống lưỡi gần về phía họng nhằm kích thích cảm giác nôn ở bệnh nhân.
Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước
Cơ thể có thể xảy ra tình trạng mất nước trong trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn ói và tiêu chảy nhiều lần. Lúc này, người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Lưu ý, đối với trẻ nhỏ bị ngộ độc thực phẩm, phụ huynh nên cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ để từng bước bù nước cho con.
Cho bệnh nhân uống Oresol
Trong trường hợp người bệnh bị ngộ độc thực phẩm có kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy thì điều quan trọng nhất lúc này là cố gắng thay thế chất lỏng cũng như lượng muối bị hao hụt.
Một trong những cách hiệu quả và đơn giản nhất là cho người bệnh sử dụng dung dịch bù điện giải bằng Oresol. Biện pháp này không những giúp cơ thể bù lượng nước đã mất mà còn hỗ trợ pha loãng các chất độc trong cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh hoặc người chăm sóc cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Oresol, pha theo đúng liều lượng chỉ định, không đun sôi dung dịch hoặc không dùng dung dịch Oresol đã pha quá 24 giờ…
Tìm hiểu thêm: FPT Long Châu và Servier hợp tác thúc đẩy tuân thủ điều trị tại Việt Nam
Cho người bệnh nằm ngửa ở tư thế đầu thấp
Trong một vài trường hợp, người bệnh bị ngộ độc thực phẩm có thể gặp phải tình trạng khó thở hoặc nghẹt thở. Lúc này, người thực hiện sơ cứu nên dùng tay sạch để kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị tụt vào phía cổ họng, tránh tình trạng nghẹt thở. Đồng thời, giúp người bị ngộ độc thực phẩm nằm ngửa ở tư thế đầu thấp để giúp người bệnh dễ thở hơn.
Theo dõi nhịp tim liên tục
Đối với trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tụt huyết áp hoặc loạn nhịp tim. Lúc này, việc duy trì theo dõi chỉ số nhịp tim của người bệnh là điều cần thiết để có hướng xử trí kịp thời.
Đưa người bệnh đến cơ sở y tế
Sau khi tiến hành các bước sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm bao gồm phương pháp gây nôn, bù nước và điện giải… Lúc này, dù rằng tình trạng của bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh táo thì vẫn cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra, chẩn đoán và thực hiện các bước cấp cứu cần thiết.
Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau khi bị ngộ độc thực phẩm
Sau khi tình trạng đau bụng do ngộ độc thực phẩm đã thuyên giảm, bệnh nhân cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Người bệnh nên ăn uống từ từ trở lại với các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, nhẹ, có vị nhạt và dễ tiêu hóa như cháo, bánh mì, chuối, cơm… Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn quá no để tránh tình trạng gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn yếu.
- Không nên ăn uống nếu cơn buồn nôn quay trở lại. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tránh tình trạng kiêng khem, nhịn ăn hoặc sợ ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bởi điều này có thể khiến cơ thể bị suy nhược.
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa, rượu, bia, caffeine, nicotine, rau sống, các loại thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc cay trong vài ngày đầu sau khi bị ngộ độc thức ăn.
- Trong trường hợp cơ thể bị khó chịu thì người bệnh có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc Acetaminophen. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gan thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này.
- Tuyệt đối không nên dùng thuốc chống tiêu chảy, bởi điều này có thể làm chậm quá trình loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ quan tiêu hóa và ra bên ngoài cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Những răng nào không nên nhổ?
Tóm lại, đau bụng do ngộ độc thực phẩm có tính chất đau theo từng cơn, quằn quại và có kèm theo tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Ngộ độc thực phẩm mức độ nhẹ có thể chỉ khiến cơ thể bị mệt mỏi, nhưng ở mức độ nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, việc nắm chắc các bước sơ cứu ngộ độc thức ăn sẽ giúp người bệnh phòng tránh được những hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm
- Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Cách phòng tránh hiệu quả
- Thực phẩm gây ngộ độc thường gặp là gì? Dấu hiệu trúng thực
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể