Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết

Tiêm vacxin cho trẻ nhỏ luôn là một trong những vấn đề cần thực hiện để ngăn ngừa các loại bệnh hiểm nghèo có nguy cơ gây hại cao. Với mục tiêu hướng đến cộng đồng, Bộ Y tế triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc với chương trình vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng.

Bạn đang đọc: Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch yếu và có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Tiêm vacxin cho trẻ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Thực hiện chương trình vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều cha mẹ cần biết giúp con phòng bệnh sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Tiêm chủng mở rộng là gì?

Tiêm chủng mở rộng là một chương trình được Bộ Y tế Việt Nam triển khai với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 1

Tiêm chủng mở rộng là chương trình với mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ

Đến nay, chương trình được mở rộng cả về phạm vi và đối tượng tiêm chủng. Các loại bệnh nằm trong danh sách tiêm chủng mở rộng bao gồm lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, viêm phổi và thương hàn.

Ban đầu, đối tượng hướng đến là trẻ em dưới 1 tuổi, đây là giai đoạn hệ miễn dịch của các bé còn non nớt và cần được bảo vệ nhất. Đến nay, chương trình phát triển và dần mở rộng phạm vi cho bé sơ sinh đến khi đủ 10 tuổi.

Các loại vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng

Vacxin 5 trong 1 là một trong những mũi vacxin được tiêm cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể giảm nguy cơ mắc 5 loại bệnh gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB và viêm gan B chỉ với một mũi tiêm.

Khi cho trẻ tham gia tiêm mũi vacxin 5 trong 1, cơ thể trẻ sẽ tăng thêm sức đề kháng

Vacxin 5 trong 1 mở rộng là loại vacxin miễn phí được tài trợ bởi kinh phí chính phủ, liên kết với Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

Tìm hiểu thêm: Tatanol có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 2
Vacxin Quinvaxem và ComBe Five là hai loại vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng

Các loại vacxin 5 trong 1 được áp dụng trong chương trình bao gồm:

  • Vacxin Quinvaxem: Sản xuất tại công ty Berna Biotech, Hàn Quốc. Vacxin chứa giải độc tố vi khuẩn uốn ván, bạch hầu, ho gà toàn tế bào và kháng nguyên vỏ vi khuẩn HIB và kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Tuy nhiên, từ tháng 12/2017 trở đi, loại vacxin này ngừng sử dụng tại Việt Nam.
  • Vacxin ComBe Five: Sản xuất tại công ty Biological E, Ấn Độ. Thành phần trong loại vacxin này tương tự như vacxin Quinvaxem. Từ tháng 5/2017, Bộ Y tế cấp phép ban hành vacxin ComBE Five thay thế cho loại vacxin trên trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng.

Độ tuổi tiêm vacxin 5 trong 1

Đối tượng thuộc diện được tiếp cận vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng bao gồm trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 24 tháng tuổi để phòng 5 loại bệnh: Bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB.

Tuy nhiên, theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định rằng trẻ sẽ được tiêm vacxin khi đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi thứ 4 tiêm nhắc lại khi đủ 18 – 24 tháng tuổi.

Phân biệt vacxin 6 trong 1 và vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng

Đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có con đầu lòng cần hiểu rõ sự khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1.

Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 3

>>>>>Xem thêm: Tập gym nên ăn bao nhiêu trứng 1 tuần?

Hexaxim là liều vacxin 6 trong 1 hiện đang được sử dụng tại Việt Nam
  • Vacxin 5 trong 1: Vacxin chứa các loại vi khuẩn và kháng nguyên phòng 5 loại bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB và viêm gan B.
  • Vacxin 6 trong 1: Bao gồm các thành phần phòng 5 loại bệnh như vacxin 5 trong 1 và có bổ sung thêm vacxin phòng ngừa bệnh bại liệt (so với vacxin ComBe Five hoặc Quinvaxem).

Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho bé tham gia tiêm chủng

Khi cho con tham gia tiêm chủng, có một vài lưu ý mà bố mẹ cần nắm như sau:

  • Không nên cho trẻ đi tiêm nếu trẻ đang bị sốt.
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh phải thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên tiêm chủng để kiểm tra và xác định xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng không.
  • Mặc quần áo cho bé thoải mái và thuận tiện khi tiêm. Vị trí tiêm nằm ở vùng đùi.
  • Mang theo sổ tiêm, sổ dinh dưỡng để thuận tiện cho việc theo dõi. Đối với trường hợp tiêm mũi đầu có thể đến nhận sổ lại cơ sở tiêm chủng.

Các triệu chứng có thể xuất hiện sau tiêm chủng mũi 5 trong 1

Sau khi tiêm, một vài triệu chứng thông thường mà trẻ có thể gặp phải như sốt nhẹ, lười bú, quấy khóc và cáu kỉnh. Tại khu vực tiêm bị sưng tấy và có cảm giác đau. Nếu bé có những biểu hiện trên, mẹ đừng quá lo lắng.

Để khắc phục các tình trạng trên, mẹ cần theo dõi sau tiêm trong vòng 24 giờ, đặc biệt là ban đêm. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, không được sử dụng thuốc hạ sốt mà không có ý kiến bác sĩ. Chú ý khi bế trẻ không chạm vào chỗ tiêm và không được đắp bất cứ thứ gì vào khu vực này.

Phòng bệnh hiểm nghèo bằng vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng là việc cần phải làm để đảm bảo sức khỏe con trẻ. Phụ huynh có thể lựa chọn tham gia chương trình tiêm chủng miễn phí hoặc các mũi tiêm dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng kinh tế của gia đình.

Các bài viết liên quan

  1. Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay

  2. Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?

  3. Bé 10 tháng tiêm sởi được không?

  4. Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả

  5. Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

  6. Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?

  7. Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?

  8. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  9. Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?

  10. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *