Hạ đường huyết có giật có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân bị hạ đường huyết có giật là gì? Cách xử trí khi mắc phải tình trạng hạ đường huyết co giật như thế nào? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Cách xử trí khi mắc phải tình trạng hạ đường huyết co giật
Hạ đường huyết là một tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 1. Việc hạ đường huyết này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên thần kinh, gan, thận hay một số cơ quan khác trong cơ thể. Một trong số những biến chứng nặng trên thần kinh có thể kể đến tình trạng hạ đường huyết co giật.
Contents
Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết co giật
Hạ đường huyết co giật là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm dễ xảy ra ở những người đang bị đái tháo đường, nhất là những người đang bị tiểu đường tuýp 1 khi nồng độ glucose trong máu hạ quá thấp, không đủ để cung cấp năng lượng cho não bộ hoạt động nên sẽ dẫn đến tình trạng co giật, nặng hơn có thể tử vong. Một số các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết co giật bao gồm:
- Sử dụng quá liều insuline so với liều được bác sĩ chỉ định.
- Luyện tập thể chất quá sức dẫn đến việc cơ thể tăng khả năng phân hủy lượng đường trong máu để tạo ra năng lượng.
- Sử dụng nhóm thuốc Sulfonylurea trong điều trị tích cực.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh như nhịn ăn hoặc bỏ bữa.
- Sử dụng rượu bia khi bụng rỗng.
Dấu hiệu hạ đường huyết co giật
Tình trạng hạ đường huyết quá mức được xác định khi nồng độ đường trong máu giảm dưới 70mg/dl hay dưới 3.9mmol/l. Một trong những biến chứng nguy hiểm ở não khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết đó là hiện tượng co giật và đồng thời cơ thể sẽ biểu hiện ra một hay một vài các tình trạng sau đây:
- Ở mức độ nhẹ người bệnh vẫn có thể nhận thức được nhưng sẽ có một số tình trạng như đau ngực, nhịp tim nhanh, tay run, choáng váng,…
- Ở mức độ nặng hơn người bệnh không giữ được sự tỉnh táo mà thường sẽ lú lẫn có khi mất ý thức, thậm chí có thể co giật, hôn mê và tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách.
- Hầu hết khi bắt đầu có dấu hiệu hạ đường huyết người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát bụng, đau dạ dày, cào ruột, hoa mắt chóng mặt, thất điều,…
Lưu ý: Ở người mắc bệnh tiểu đường, khi hạ đường huyết sẽ làm người bệnh khó chịu. Để hạn chế tình trạng lớn thuốc, người bệnh không nên tự ý sử dụng insuline vì có thể dẫn đến quá liều, khó kiểm soát. Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng hạ đường huyết kể trên.
Người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên đo đường huyết, đặc biệt khi có các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chóng mặt,… để theo dõi mức đường huyết giảm và điều trị trước khi xuống quá thấp gây nguy hiểm tính mạng. Người bệnh nên cân bằng giữa dùng thuốc điều trị, insuline, tập thể dục và chế độ ăn uống.
Tìm hiểu thêm: Các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay và những điều cần biết
Cách xử trí khi bị gặp tình trạng hạ đường huyết co giật
Hạ đường huyết co giật là biểu hiện nặng có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách. Đồng thời cách xử trí khi hạ đường huyết co giật là một dạng của cấp cứu nội khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân chính vì vậy cần hiểu rõ về một số cách xử trí khi gặp tình trạng này như sau:
- Nếu người bệnh đang có những biểu hiện mức độ nhẹ thì có thể cho người bệnh ăn kẹo hoặc uống nước đường với tối thiểu 15g đường để tăng nhanh lượng đường trong máu.
- Ăn trái cây hay ăn khoảng 15ml mật ong hoặc siro.
- Một nửa ly nước ngọt hay nước trái cây.
Một số cách trên chỉ áp dụng khi bệnh nhân còn ý thức. Nếu bệnh nhân đã mất ý thức thì tuyệt đối không mở miệng bệnh nhân để đổ nước hay cho kẹo vào tránh việc chất lỏng chảy vào đường hô hấp gây ngộp thở hay kẹo sẽ làm nghẹn bệnh nhân gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu người bệnh đang ở mức độ nặng của tình trạng hạ đường huyết co giật thì nhanh chóng thực hiện những cấp cứu sau:
- Cho người bệnh nằm nghiêng sang trái, lau sạch các chất lỏng chảy ra từ miệng của bệnh nhân.
- Cho bệnh nhân nằm tại nơi thoáng khí.
- Ngăn ngừa những chấn thương xung quanh nhất là những đồ sắc nhọn.
- Nới lỏng cổ áo hay thắt lưng để giúp bệnh nhân dễ thở.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của mặt nạ đất sét tràm trà đối với làn da
Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng hạ đường huyết
Đối với hạ đường huyết, việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Bạn cần lưu ý những thói quen sau để có thể kiểm soát tình trạng bệnh:
- Chế độ ăn uống điều độ và cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ khuyến nghị để ngăn ngừa hạ đường huyết. Nạp đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
- Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
- Kiểm tra lượng đường huyết định kỳ hoặc theo lịch mà bác sĩ yêu cầu.
- Không nên chủ quan hoặc phớt lờ những triệu chứng của bệnh hoặc trì hoãn việc điều trị vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài, hy vọng có thể giúp các bạn có thêm một số cách xử lý phù hợp khi gặp tình trạng hạ đường huyết co giật để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra trong tương lai. Điều quan trọng nhất để tránh gặp tình trạng hạ đường huyết co giật thì cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ tránh dùng quá liều các thuốc tiểu đường, có chế độ ăn uống phù hợp và tránh nhịn đói lâu hay làm việc gắng sức.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể