Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không?

Tiểu đường là một loại bệnh lý mãn tính, người bệnh sẽ có thể dùng thuốc trong thời gian lâu dài hoặc suốt đời. Vì thế, nhiều người e ngại tác dụng của thuốc sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác nên thắc mắc rằng uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không?

Bạn đang đọc: Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể dẫn đến biến chứng đến thận nếu không tuân thủ điều trị. Vậy bệnh nhân uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tại sao bạn mắc bệnh tiểu đường?

Cơ thể chúng ta chuyển hóa tinh bột thực phẩm thành đường glucose. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động, chức năng của cơ thể. Để chuyển hóa glucose tạo ra năng lượng thì cần insulin – hormon được tiết ra từ tế bào tuyến tụy, giúp glucose vận chuyển đường vào trong tế bào.

Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường như lối sống không lành mạnh, do di truyền… Bệnh tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả như bình thường được. Bệnh tiểu đường được phân loại thành hai nhóm là tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin) và tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin).

Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không? 1

Bệnh tiểu đường là bệnh lý phổ biến hiện nay

Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không?

Uống thuốc tiểu đường liệu có ảnh hưởng đến thận?

Một trong những thắc mắc và cũng khiến người bệnh lo ngại trong dùng thuốc điều trị tiểu đường là uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không? Mặc dù các loại thuốc tiểu đường phần lớn được bài tiết ra nước tiểu bởi thận, nhưng hầu như đều khá an toàn cho thận. Một số trường hợp bác sĩ có thể giảm liều hoặc thay đổi thuốc khác tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không? 2

Hầu như các thuốc tiểu đường không gây hại cho thận

Các loại thuốc trị tiểu đường được dùng như thế nào ở người suy giảm chức năng thận?

Hầu hết các loại thuốc tiểu đường đều dùng được cho những người có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, đối với những người có sự suy giảm chức năng thận thì không khuyến khích dùng thuốc để hạn chế nguy cơ thuốc không được đào thải hoàn toàn khi thận suy yếu và gây ra tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

Sau đây là thông tin các nhóm thuốc trị tiểu đường phổ biến hiện nay và những đặc điểm sử dụng liên quan đến chức năng thận:

Nhóm thuốc sulfonylurea

Trong nhóm này bao gồm các thuốc như: glyburide, gliclazide, glipizide. Thuốc có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh thêm insulin, hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu trên tụy và gan, mặc dù đào thải qua thận nhưng không gây ảnh hưởng chức năng thận. Đối với người suy thận ở mức nhẹ đến trung bình thì cần giảm liều và khuyến cáo không dùng thuốc này cho đối tượng suy gan, suy thận giai đoạn cuối.

Nhóm thuốc acarbose

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa tinh bột thành glucose tại ruột, làm chậm quá trình glucose được hấp thu vào máu và kiểm soát tình trạng đường huyết gia tăng sau khi ăn. Nhóm thuốc này cũng có khuyến cáo không nên sử dụng ở bệnh nhân suy thận hoặc có độ thanh thải creatinin (CrCl) dưới 25 mL/phút.

Nhóm thuốc tiểu đường biguanid

Hoạt chất duy nhất của nhóm thuốc này vẫn còn sử dụng cho đến hiện nay là metformin. Thuốc có cơ chế hoạt động là kích thích cơ thể sử dụng tốt insulin, đồng thời ức chế sự chuyển hóa glucose dự trữ vào máu của gan. Metformin thường được chỉ định sử dụng đầu tiên trong quá trình điều trị, đây là nhóm thuốc đã được sử dụng trên lâm sàng khá lâu, vẫn là nhóm thuốc có hiệu quả khá tốt cũng như an toàn trong điều trị tiểu đường.

Tuy nhiên, liên quan đến chức năng của thận thì metformin không được dùng cho những người bị suy thận mạn, suy thận ở mức độ trung bình (thanh thải creatinin

Thuốc ức chế men DPP-4

Nhóm thuốc trị tiểu đường này bao gồm các hoạt chất như saxagliptin, vildagliptin và linagliptin. Đây là nhóm thuốc ức chế hoạt động của DPP-4, một loại enzym phá hủy hormone incretin – hormone điều hòa sự bài tiết insulin khi thức ăn nạp vào cơ thể. Nhóm thuốc này cũng cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Cách điều trị như thế nào?

Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không? 3
Thuốc tiểu đường được khuyến cáo không dùng cho người suy thận

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Biến chứng của bệnh tiểu đường trên thận như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể tiến triển và gây ra tổn thương, biến chứng trên thận nên đôi khi người bệnh sẽ hiểu nhầm ảnh hưởng trên thận là do thuốc điều trị. Do đó bệnh nhân cần lưu ý và được tư vấn rõ về vấn đề này.

Khi mắc bệnh tiểu đường, mức đường huyết không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ tại thận. Từ đó khiến cho chức năng lọc của thận giảm đi, thận không thể lọc máu như bình thường, gây rò rỉ các thành phần dinh dưỡng vốn dĩ được tái hấp thu lại để nuôi dưỡng cơ thể.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh bàng quang, bàng quang không được làm rỗng khiến nước tiểu bị ứ đọng. Tình trạng này xảy ra lâu ngày gây nhiễm trùng niệu, đôi khi vi khuẩn cũng có thể di chuyển ngược lên và làm tổn thương thận, dẫn tới suy thận. Ngoài ra, bàng quang khi ở tình trạng quá căng cũng có thể tạo ra áp lực gây tổn thương thận.

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường được cho là giảm biến chứng trên thận

Trong nhiều báo cáo từ nghiên cứu lớn gần đây, đã có ghi nhận về lợi ích của một số thuốc làm giảm sự tiến triển đến mức độ nặng hơn của bệnh thận mạn tính ở những người đang mắc cả bệnh tiểu đường. Những loại thuốc tiềm năng có thể kể đến như sau: Canagliflozin, Empagliflozin, Dapagliflozin là những loại thuốc thuộc nhóm SGLT2.

Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không? 4

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai?

Nhóm thuốc SGLT2 được ghi nhận về lợi ích bảo vệ thận cho người bệnh tiểu đường

Những lưu ý bảo vệ thận khỏe mạnh ở người bệnh tiểu đường

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện một số bước để giữ cho thận khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc thận đái tháo đường:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu theo mục tiêu điều trị, nếu đang bị tăng huyết áp, hãy đảm bảo mức huyết áp ở chỉ số ổn định.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá để giảm thiểu những tác nhân gây hại cho sức khỏe,
  • Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, giảm ăn mặn, chọn những thực phẩm có nguồn tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa nhiều muối và chất béo không tốt.
  • Tập thể dục điều độ, thường xuyên tham gia những bộ môn có cường độ phù hợp với sức khỏe cơ thể.
  • Thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận để phát hiện kịp thời những tổn thương trên thận và điều chỉnh sử dụng thuốc phù hợp.

Tóm lại, việc uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không đã có lời giải đáp thông qua bài viết này. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra chức năng gan, thận để bảo vệ thận khỏe mạnh, giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường trên thận.

Xem thêm:

  • Uống thuốc tiểu đường có hại gì?
  • Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *