Trong suốt giai đoạn thai kỳ, việc quản lý huyết áp là một phần rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dopegyt là một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi xoay quanh việc liệu Dopegyt có dùng được cho bà bầu không? Trước khi quyết định sử dụng sản phẩm này trong thai kỳ, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thành phần, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng Dopegyt cho bà bầu.
Bạn đang đọc: Dopegyt có dùng được cho bà bầu không?
Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Dopegyt có dùng được cho bà bầu không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc của mình.
Contents
Tổng quan về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp được viết dưới dạng hai con số. Số đầu tiên (tâm thu) biểu thị áp lực trong mạch máu khi tim co bóp hoặc đập. Số thứ hai (tâm trương) biểu thị áp suất trong mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Tăng huyết áp được chẩn đoán nếu khi đo vào hai ngày khác nhau, chỉ số huyết áp tâm thu là ≥ 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương là ≥ 90 mmHg ở cả hai lần khám.
Triệu chứng
Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, kiểm tra huyết áp là cách tốt nhất để biết bạn có bị huyết áp cao hay không. Nếu tăng huyết áp không được điều trị có thể gây ra các biến chứng về tim mạch và đột quỵ.
Những người bị huyết áp rất cao (thường là 180/120 mmHg hoặc cao hơn) có thể gặp các triệu chứng bao gồm đau đầu dữ dội, đau ngực, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, mờ mắt, nhịp tim bất thường.
Tổng quan về sản phẩm Dopegyt
Trước khi trả lời câu hỏi “Dopegyt có dùng được cho bà bầu không?”, trước hết cần hiểu rõ về sẩn phẩm Dopegyt. Sản phẩm Dopegyt là thuốc điều trị tăng huyết áp với hoạt chất chính là Methyldopa, được sản xuất bởi Công ty Egis Pharmaceuticals PLC.
Methyldopa là gì?
Methyldopa, hay α-methyldopa, là một chất ức chế giao cảm tác động lên trung ương và là một chất hạ huyết áp. Bên cạnh đó, Methyldopa là một chất tương tự DOPA (3,4-dihydroxyphenylalanine) và là một tiền chất, nghĩa là thuốc cần chuyển hóa sinh học thành chất chuyển hóa có hoạt tính để có tác dụng điều trị. Methyldopa hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể adrenergic alpha-2 như một chất chủ vận, dẫn đến ức chế tín hiệu tế bào thần kinh adrenergic thoát ra và làm giảm tín hiệu adrenergic co mạch.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình: Nguyên nhân và biểu hiện cần biết
Cơ chế hoạt động
Cơ chế chính xác của methyldopa chưa được làm rõ hoàn toàn, tuy nhiên, cơ chế chính của methyldopa liên quan đến tác động lên thụ thể alpha-adrenergic và enzyme decarboxylase axit L-amino thơm. Kích thích thụ thể adrenergic alpha-2 dẫn đến ức chế dòng thần kinh adrenergic thoát ra và làm giảm sự giải phóng norepinephrine trong thân não. Do đó, tín hiệu adrenergic co mạch đến hệ thần kinh giao cảm ngoại biên bị giảm, dẫn đến giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, đồng phân L của alpha-methyldopa cũng làm giảm huyết áp bằng cách ức chế decarboxylase axit L-amino thơm, còn được gọi là DOPA decarboxylase, một loại enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp dopamine và serotonin. Việc ức chế enzyme này dẫn đến cạn kiệt các amin sinh học như norepinephrine. Tuy nhiên, sự ức chế decarboxylase axit L-amino thơm đóng vai trò tối thiểu trong tác dụng hạ huyết áp của methyldopa.
Công dụng
Methyldopa được chỉ định để kiểm soát tăng huyết áp dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với hydrochlorothiazide. Thuốc tiêm Methyldopa được sử dụng để kiểm soát cơn tăng huyết áp.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, viêm tụy, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,…
Dopegyt có dùng được cho bà bầu không?
Các bằng chứng về mức độ an toàn khi sử dụng Dopegyt trên phụ nữ có thai
Trong Dự án Hợp tác Chu sinh, kết quả nghiên cứu trên dân số 50.282 cặp mẹ con đã cho thấy có tổng cộng 3.248 trẻ em xuất hiện dị tật bất kỳ có liên quan đến thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị rối loạn tim mạch, tuy nhiên, chỉ có một trường hợp liên quan đến Methyldopa được theo dõi và không quan sát thấy bất thường nào.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác đã báo cáo về một trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh, teo thực quản, không có thận và lỗ tiểu thấp có mẹ đã dùng Methyldopa trong suốt thai kỳ và clomiphene trong ba tháng đầu tiên. Ngoài ra, trong một nghiên cứu đã có báo cáo về sự giảm chu vi vòng đầu trung bình của 202 trẻ sơ sinh có mẹ bắt đầu dùng Methyldopa trong tuần thai thứ 16 và 20. Theo dõi lâu dài 98% những đứa trẻ này không phát hiện ra những bất thường và sự chậm phát triển thường thấy ở trẻ có mẹ bị tăng huyết áp ít hơn ở trẻ có mẹ dùng Methyldopa so với trẻ có mẹ không được điều trị.
Một đánh giá trên 1.157 phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp cho thấy không có bằng chứng nào về khả năng gây quái thai hoặc độc tính trên bào thai liên quan đến Methyldopa. Nghiên cứu giám sát Medicaid của Michigan khi tổng hợp thông tin từ hai nghiên cứu trên 120 trong số 104.000 phụ nữ mang thai từ năm 1980 đến năm 1983 và 242 trong số 229.101 phụ nữ mang thai từ năm 1985 đến năm 1992 sử dụng Methyldopa trong thời kỳ mang thai, cho thấy không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng Methyldopa và các khuyết tật bẩm sinh, mặc dù, kết quả ghi nhận có tổng cộng 8 và 11 khiếm khuyết đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu này.
Một trường hợp về khuyết tật tim mạch, hở hàm ếch và polydactyly trong nghiên cứu không đạt được ý nghĩa thống kê. Những dữ liệu này không chứng minh được mối liên quan giữa Methyldopa và các khuyết tật bẩm sinh. Mặt khác, các đặc điểm khác nhau của kiểu nhịp tim thai nhi được đánh giá trong một thử nghiệm có đối chứng bằng phương pháp chụp cắt lớp tim mạch trong thai kỳ ở người cho thấy kiểu nhịp kim thai nhi không bị ảnh hưởng bởi Methyldopa 250mg ba lần một ngày ở 19 phụ nữ bị tiền sản giật.
>>>>>Xem thêm: Nhai không kỹ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa như thế nào?
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Methyldopa đường uống được phân loại là thuốc thai kỳ loại B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không chứng minh được nguy cơ đối với thai nhi và không có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai.
Đối với dạng Methyldopate hydrochloride tiêm tĩnh mạch (ester ethyl của Methyldopa) đã được FDA xếp vào loại C: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật đã cho thấy tác dụng phụ đối với thai nhi và không có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở người nhưng những lợi ích tiềm tàng có thể đảm bảo việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai bất chấp những rủi ro tiềm ẩn.
Từ kết quả của các nghiên cứu, hiện nay, một trong những nguy cơ có thể gây bất lợi khi sử dụng trong thai kỳ đó là gây hạ huyết áp nhẹ ở trẻ sơ sinh do Methyldopa đi qua nhau thai. Tuy nhiên, về mặt lợi ích, Methyldopa đã được sử dụng an toàn và thành công để điều trị tăng huyết áp khi mang thai, do đó, hiện nay, một số chuyên gia coi đây là loại thuốc được lựa chọn để điều trị tăng huyết áp không khẩn cấp trong thai kỳ.
Dopegyt dùng cho bà bầu được hay không?
Dựa vào các bằng chứng về mức độ an toàn của các hoạt chất có trong Dopegyt ở phụ nữ có thai, câu trả lời cho câu hỏi “Dopegyt có dùng được cho bà bầu không?” là Dopegyt chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ và được chỉ định bởi chuyên gia y tế. Trong mọi trường hợp, để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và thai nhi, phụ nữ có thai không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tham vấn ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về câu hỏi “Dopegyt có dùng được cho bà bầu không?”. Qua bài viết, việc sử dụng Dopegyt cho phụ nữ mang thai là một quyết định cần được xem xét cẩn thận và chỉ nên sử dụng khi được cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích đối với sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời, việc thảo luận, tham vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế cũng là một bước quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể