Rễ tranh hay rễ cỏ tranh là dược liệu có trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe hiệu quả. Vậy uống nước rễ tranh có tác dụng gì với cơ thể? Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề trên.
Bạn đang đọc: Uống nước rễ tranh có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng rễ cỏ tranh
Câu cỏ tranh mọc rất nhiều tại Việt Nam và từ lâu đã được tận dụng để làm thuốc, dược liệu hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt là phần rễ. Để biết uống nước rễ tranh có tác dụng gì, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu chung về rễ tranh
Trước khi khám phá uống nước rễ tranh có tác dụng gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cây cỏ tranh và rễ của loại cây này. Cỏ tranh là loại cỏ thường mọc hoang là chính, có tên khoa học là Imperata Cylindrical beauv. Rễ của cây cỏ tranh từ lâu đã được dùng là thuốc, đặc trưng bởi màu trắng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh rễ có những lá vảy và các rễ con.
Trong rễ tranh có đến 18% là các loại đường, chủ yếu là đường glucozo và đường fructozo. Nhờ có hàm lượng đường cao mà rễ tranh được tận dụng để tạo vị ngọt cho các bài thuốc dân gian. Ngoài ra, trong rễ tranh cũng có các thành phần khác như acid citric, malic, tartaric, oxalic,…
Khi dùng rễ tranh để làm thuốc cần phải cắt bỏ đi phần rễ trồi lên bề mặt mặt đất, chỉ lấy những phần rễ được chôn sâu dưới đất để chữa bệnh. Phần rễ này khi thu hoạch cần được làm sạch bụi bẩn, bùn đất và cắt bỏ đi các lá bẹ, lá con. Rễ cỏ tranh có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Khi thu hoạch rễ tranh, làm sạch, phơi khô và thái nhỏ còn được gọi là sinh mao căn.
Uống nước rễ tranh có tác dụng gì?
Uống nước rễ tranh có tác dụng gì là câu hỏi thường gặp khi nhắc đến loại dược liệu quen thuộc này. Ngoài dùng làm thuốc chữa bệnh, rễ tranh còn có thể nấu nước uống rất tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều hợp chất thực vật quý, có tác dụng trong việc phòng nhiều chứng bệnh. Trong y học cổ truyền và cả y học hiện đại đều có những lý giải riêng để giải đáp câu hỏi uống nước rễ tranh có tác dụng gì.
Tác dụng khi uống nước rễ tranh trong y học cổ truyền
Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền về tác dụng cũng như hiệu quả của rễ tranh cho thấy, rễ tranh có tính mát, vị ngọt, quy vào kinh tâm, vị và tùy. Khi dùng với lượng thích hợp, nước rễ tranh có thể phát huy những tác dụng như:
- Tốt cho người bị ứ huyết, lợi tiểu, chữa thổ huyết, thích hợp cho người hay chảy máu cam, tiểu ra máu, tiểu tiện khó khăn.
- Hỗ trợ tốt trong việc điều trị chứng niệu huyết, sốt cao, khát nước, mất nước.
- Thông tiểu tiện, thanh lọc, giải độc cơ thể, làm mát gan, chữa nóng trong,…
Uống nước rễ tranh có tác dụng gì trong y học hiện đại
Theo một số tài liệu giải đáp uống nước rễ tranh có tác dụng gì, đây là loại dược liệu có nhiều chất tốt cho sức khỏe, có khả năng ức chế vi khuẩn hiệu quả. Những tác dụng của rễ tranh theo y học hiện đại gồm:
- Bột rễ tranh có thể dùng để phục hồi nồng độ canxi trong huyết tương, hỗ trợ quá trình đông máu, giảm mất máu.
- Ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại nhờ sử dụng rễ tranh.
- Nước rễ tranh có hiệu quả lợi niệu nhờ thành phần kali khá cao.
Tìm hiểu thêm: Một số sản phẩm hỗ trợ trị mụn lưng phổ biến mà bạn không nên bỏ qua
Uống nước rễ tranh có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng cụ thể khi uống nước sắc từ rễ cỏ tranh.
Chữa xuất huyết đường tiêu hóa: Như đã nói ở trên, rễ tranh có khả năng phục hồi canxi trong huyết tương nhanh chóng, cầm máu nhanh, tránh chảy máu, mất máu nhiều. Nhờ vậy rễ tranh được dùng trong điều trị hội chứng xuất huyết tiêu hóa.
Chữa sỏi thận: Có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết nước tiểu, thúc đẩy quá trình bài tiết nên uống nước rễ tranh rất tốt cho bệnh nhân đang trong quá trình chữa trị sỏi thận. Lượng nước tiểu tăng sẽ làm giảm kích thước viên sỏi, tác dụng tốt nhất với kích thước sỏi vừa và nhỏ.
Lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu: Hiệu quả lợi tiểu của nước rễ tranh cũng giúp giảm nhanh triệu chứng bí tiểu, khó tiểu, tiểu tiện không tự chủ. Một số bài thuốc dân gian kết hợp rễ tranh với râu ngô, hoa cúc đen,… phát huy tác dụng lợi tiểu rõ rệt.
Thanh nhiệt, mát gan: Uống nước rễ tranh có tác dụng gì? Uống nước nấu từ rễ tranh có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, mát gan, chữa nóng trong người, mụn nhọt, táo bón,… do nóng trong.
Một số bài thuốc quý từ rễ tranh
Như vậy, câu hỏi uống nước rễ tranh có tác dụng gì đã vừa được giải đáp. Nước nấu từ rễ tranh kết hợp một số dược liệu khác hoặc chỉ dùng rễ tranh đều phát huy hiệu quả cao đối với sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc quý từ rễ tranh.
Bài thuốc chữa sốt xuất huyết: Dùng 20g rễ tranh khô, 20g cỏ mực,16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen, 12g cam thảo sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc chữa ho ra máu: Chuẩn bị 12g sinh địa, 16g rễ tranh, 20g rau má, 20g cỏ mực và 12g ngân hoa sắc với 2 chén nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa khô miệng: Dùng 16g rễ tranh, 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 12g sơn thù, 12g sa sâm, 16g hoài sâm, 8g đan bì, 16g đinh lăng, 12g khởi tử, 10g trạch tả, 12g mạch môn, 20g cát căn dùng sắc lấy nước uống làm 2 lần trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Làm sao để phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp?
Lưu ý khi dùng rễ tranh
Rễ cỏ tranh có dược tính và có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng cần áp dụng đúng và tránh lạm dụng để không làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe. Khi dùng rễ tranh để chữa bệnh bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với rễ tranh tuyệt đối tránh các bài thuốc có thành phần rễ tranh, nếu cần dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, tạng người thể hàn không nên tự ý dùng rễ tranh khi chưa được bác sĩ tư vấn.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ rễ tranh ở mỗi người, mỗi bệnh, mỗi thể trạng là khác nhau nên cần kiên trì thực hiện để nhận thấy tác dụng.
- Thời gian dùng rễ tranh làm thuốc nếu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn ói,… cần dừng ngay và đến gặp bác sĩ.
Mong rằng thông qua bài viết và các chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp ích cho bạn trong việc giải đáp thắc mắc uống nước rễ tranh có tác dụng gì. Khi dùng rễ tranh khô nên chọn mua dược liệu tại những nơi uy tín, chất lượng đảm bảo để tránh gây hại lâu dài cho sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể