U bã đậu mí mắt có tái phát không? Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào?

U bã đậu ở mí mắt không chỉ gây ra nhiều sự khó chịu, bất tiện cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Hiện nay, phẫu thuật loại bỏ u bã đậu ở mí mắt là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, u bã đậu mí mắt có tái phát không?

Bạn đang đọc: U bã đậu mí mắt có tái phát không? Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào?

U bã đậu mí mắt là một bệnh lý gây ra nhiều lo lắng cho người mắc phải. Mặc dù u bã đậu là u lành tính nhưng có thể khiến vùng mắt bị tổn thương và gây bất tiện cho người bệnh. Trong bài viết này, Kenshin sẽ giới thiệu đến bạn đọc phương pháp điều trị u bã đậu ở mí mắt, đồng thời giải đáp thắc mắc u bã đậu mí mắt có tái phát không?

Tổng quan về u bã đậu ở mí mắt

U bã đậu ở mí mắt là một dạng khối u không hề hiếm gặp ở vùng mắt. Trên thực tế, có rất nhiều dạng khối u ở mắt, gồm cả lành tính và ác tính như:

  • Các loại u lành tính gồm các dạng như u sừng – gai, u nhú, u dày sừng tăng tiết bã nhờn, u nang bã nhờn, u nang vùi, u dạng biểu bì, u sừng nhú lộn ngược…
  • Tổn thương do nhiễm trùng như mụn cóc và u mềm lây.
  • U tiền ác tính như khô da sắc tố, dày sừng quang hóa.
  • U ác tính như carcinoma tế bào gai, carcinoma tế bào đáy, carcinoma tế bào đáy xâm lấn.
  • Các khối phần phụ cận và u tuyến như u của nang lông, u lành và carcinoma của tuyến mồ hôi, u lành và carcinoma tuyến bã.
  • Khối u có nguồn gốc ngoại bì thần kinh, u tế bào hắc tố, nốt ruồi, nốt ruồi son ác tính, hang.
  • U thần kinh như u xơ thần kinh và u bao Schwann.
  • U mạch gồm có u mạch hang, u mao mạch, u tế bào ngoại mạc/nội mạc, u bạch hạch và u hạt ác tính.
  • Các loại u vàng như u vàng xơ, u hạt vàng, ban vàng.
  • Tổn thương sắc tố lành tính như tàn nhang.
  • Tổn thương viêm như chắp, lẹo, bệnh Sarcoid, u hạt sinh mủ, viêm do nhiễm khuẩn.
  • U di căn.

Trong đó, u bã đậu ở mí mắt là một loại u nằm trong nhóm khối u lành tính ở vùng mắt. Cơ chế hình thành u bã đậu ở mí mắt cũng tương tự các u bã đậu ở vị trí khác trên cơ thể. Theo đó, tuyến bã nhờn có chức năng bài tiết ra chất dầu (bã) thông qua ống nang lông để đi vào nang lông và qua lỗ chân lông thoát ra bên ngoài để cung cấp độ ẩm cho làn da. Tuy nhiên, khi tuyến bã bị tắc sẽ không bài tiết bã nhờn ra ngoài được, lâu dần sẽ hình thành u bã.

U bã đậu mí mắt có tái phát không? Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào? 1

U bã đậu mí mắt là một dạng u lành tính ở vùng mắt

Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ là u bã đậu mí mắt, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số biểu hiện của u bã đậu ở mí mắt, gồm có:

  • U bã mềm và có máu vàng nhạt hoặc trắng đục;
  • U không gây đau;
  • Kích thước của khối u có thể to hoặc nhỏ, tùy trường hợp;
  • Có thể bị sưng đỏ, đau nếu bị viêm.

U bã đậu thường là u lành tính, tuy nhiên u bã đậu ở mí mắt thường đáng lo ngại hơn vì chúng gây cản trở tầm nhìn, làm mất tính thẩm mỹ…. Đặc biệt, trong trường hợp bị viêm nhiễm thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn cho người bệnh. Vì vậy, u bã đậu ở mí mắt cần được phát hiện và điều trị sớm. Vậy điều trị u bã đậu mí mắt như thế nào?

Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi u bã đậu mí mắt có tái phát không, trước tiên Kenshin sẽ chia sẻ với bạn đọc về phương pháp điều trị u bã đậu mí mắt như thế nào?

Theo đó, nếu thấy xuất hiện u bã đậu ở mí mắt, bạn hãy đến bệnh viện uy tín có chuyên khoa Mắt để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để đánh giá tình trạng cũng như mức độ của khối u, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Việc điều trị u bã đậu ở mí mắt cần được thực hiện sớm và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất, đồng thời tiết kiệm được chi phí. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u bã đậu ở mí mắt khác nhau, cụ thể như sau:

Phẫu thuật u bã đậu mí mắt

U bã đậu ở mí mắt có thể được điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Đây là một phẫu thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, u bã đậu lại nằm ở vị trí rất nhạy cảm trên cơ thể là mắt. Chính vì thế, thực hiện mổ u bã đậu ở mí mắt có yêu cầu cao về tay nghề của bác sĩ, kỹ thuật mổ cũng như điều kiện cơ sở, thiết bị y tế.

Khi thực hiện phẫu thuật u bã đậu ở mí mắt, cắt bỏ khối u bã đậu là bước quan trọng nhất. Việc cắt bỏ khối u đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ để bóc tách được toàn bộ khối u từ lớp vỏ bên ngoài đến chất bã bên trong và chân của u bã đậu. Bởi khối u có thể bị tái phát lại nếu còn sót lại dù chỉ là một phần nhỏ của khối u.

U bã đậu mí mắt có tái phát không? Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào? 2

Phẫu thuật loại bỏ u bã đậu ở mí mắt đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ ở bác sĩ

Phẫu thuật bằng laser

Phẫu thuật bằng laser là một phương pháp hiện đại sử dụng thiết bị laser để bóc tách khối u bã đậu ở mí mắt. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây chảy máu và thời gian thực hiện nhanh chóng.

Tùy rằng phẫu thuật u bã đậu ở mí mắt bằng laser có nhiều ưu điểm nhưng lại yêu cầu tay nghề của phẫu thuật viên, kỹ thuật cũng như thiết bị thực hiện rất cao. Vì vậy, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế có thể thực hiện được kỹ thuật mổ u bã đậu bằng laser và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này.

Phương pháp đốt điện

Đốt điện là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để tiến hành cắt và đốt các dạng khối u theo chỉ định. việc sử dụng dòng điện cao tần để thực hiện cắt, đốt các dạng khối u theo chỉ định. Phương pháp đốt điện cũng được ứng dụng trong điều trị khối u bã đậu ở mí mắt.

Tìm hiểu thêm: Cách xác định các giai đoạn ung thư

U bã đậu mí mắt có tái phát không? Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào? 3
Người bệnh sau phẫu thuật u bã đậu mí mắt cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Nhìn chung, phương pháp loại bỏ u bã đậu ở mí mắt bằng đốt điện cũng tương tự như phương pháp cắt bỏ u bã đậu bằng laser. Bác sĩ sẽ sử dụng máy đốt điện thay vì dùng thiết bị laser.

Cho dù thực hiện phương pháp nào trong điều trị u bã đậu ở mí mắt thì người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh đúng cách;
  • Tái khám theo lịch hẹn;
  • Nếu có bất thường cần báo ngay lại cho bác sĩ điều trị;
  • Phải chăm sóc cẩn thận đối với u bã đậu có kích thước lớn để tránh nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị u bã đậu đều hướng đến mục tiêu loại bỏ hết khối u. Vậy u bã đậu mí mắt có tái phát không?

U bã đậu mí mắt có tái phát không?

U bã đậu mí mắt là dạng u lành tính. Khối u được cấu tạo bởi một lớp vỏ bao bọc bên ngoài và bên trong là chất bã mềm. Kích thước của khối u bã đậu sẽ tăng dần theo thời gian và gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt khi khối u diễn ra ở mí mắt.

U bã đậu ở mí mắt gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh như vướng cộm, che mất tầm nhìn… Hơn nữa, khi khối u sưng to, nhiễm khuẩn gây sưng đau hoặc bị vỡ ra khiến mắt bị nhiễm khuẩn. Vì thế bạn cần hết sức chú ý và đi thăm khám ngay khi thấy xuất hiện u bã đậu ở mí mắt nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Như đã nói ở trên, phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh lý này là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Vậy sau phẫu thuật u bã đậu mí mắt có tái phát không?

Việc điều trị cắt bỏ u bã đậu ở mí mắt không mấy phức tạp nhưng lại yêu cầu độ chính xác rất cao. Điều quan trọng trong quá trình thực hiện phẫu thuật là phẫu thuật viên cần cắt bỏ được hoàn toàn khối u, từ lớp vỏ bên ngoài đến chất bã và chân của khối u. Nếu chỉ sót lại một phần thì khối u sẽ dễ dàng bị tái phát lại. Vì vậy, với câu hỏi u bã đậu mí mắt có tái phát không thì câu trả lời là có hoặc không, tùy thuộc vào việc khối u đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa.

U bã đậu mí mắt có tái phát không? Điều trị u bã đậu ở mí mắt như thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Ospay có dùng được cho bà bầu không?

U bã đậu mí mắt có tái phát không?

Tóm lại, u bã đậu mí mắt là một dạng u lành tính, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề u bã đậu mí mắt có tái phát không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *